X

Cách phát hiện thừa cân, béo phì ở người trưởng thành

Tổ chức y tế thế giới khuyên dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ và tổng lượng mỡ trong cơ thể.

BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao²(m)

Bảng phân loại thừa cân béo phì ở người trưởng thành của Tổ chức Y tế Thế giới (2004)

Phân loại BMI (kg/m2)
Nhẹ cân < 18.50
Mức nhẹ 17.00 – 18.49
Mức trung bình 16.00 – 16.99
Mức nặng < 16.00
Bình thường 18.50 – 24.99
Thừa cân ≥ 25.00
Tiền béo phì 25.00 – 29.99
Béo phì ≥ 30.00
Béo phì độ I 30.00 – 34.99
Béo phì độ II 35.00 – 39.99
Béo phì độ III ≥ 40.00

Một điều cần chú ý trong phân loại béo phì nữa là vùng chất mỡ tập trung. Mỡ được tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên vóc dáng người “quả táo tàu”, thường được gọi là béo kiểu “trung tâm”, béo phần trên hay béo kiểu đàn ông. Kiểu béo này có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật hơn là mỡ tập trung ở phần háng tạo nên vóc dáng “hình quả lê”, hay còn gọi là béo kiểu phần thấp hay béo kiểu đàn bà. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm chỉ số vòng eo phần trăm mỡ cơ thể. Khi chỉ số vòng eo vượt quá 90 cm đối với nam và 80 cm đối với nữ thì nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp, Tim mạch, Đái tháo đường đều tăng lên đáng kể.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia