Thứ Năm 19 Tháng 6 2025
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học, hoá học, vật lý độc hại. Sử dụng các thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút và ký sinh trùng.

Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân, nước thải, rác bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và ngay ở trên cơ thể người cũng có hàng trăm loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng cư trú ở da (đặc biệt là bàn tay), ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hoá, bộ phận sinh dục, tiết niệu. Thức ăn chín để ở nhiệt độ bình thường là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào và phát triển rất nhanh, đặc biệt là thức ăn còn thừa sau các bữa ăn, chỉ cần một số lượng nhỏ vi khuẩn khi xâm nhập có thể sinh sản đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.

Nấm mốc thường gặp trong môi trường , nhất là ở điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.

Virut gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Các nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các món rau sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm các virut gây tiêu chảy như Noro virut, Rota viut, virút viêm gan….Virút có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất ít virút đã gây nhiễm bệnh cho người. Virút nhiễm ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.

Ký sinh trùng thường gặp trong thực phẩm là giun và sán. Người ăn phải ấu trùng sán dây có trong thịt bò (sán dây bò), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu chín khi vào cơ thể thì ấu trùng sẽ phát triển thành giun, sán trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường tiêu hoá.

Khi ăn phải cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, cá chép, cá trôi…. có nang trùng sán lá gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng chuyển tới ống mật, lên gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan mật. Nếu ăn phải tôm, cua có nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước có nang trùng thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho khạc ra máu nguy hiểm. Bệnh do giun xoắn cũng bởi tập quán ăn thịt tái, nem chua bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

Những độc hại hoá học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm như:

Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asen, cadimi… ).

Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp sai quy cách: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ sâu và chất hun khói….

Các chất phụ gia thực hiện không đúng quy định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, tăng tính ổn định, chất bảo quản, chất chống oxy hoá, chất tẩy rửa… và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra trong thực phẩm và sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến chất ôi hỏng.

Các độc tố tự nhiên sẵn có trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cóc…..

Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tằm….

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Chủ đề: Ngộ độc thực phẩm
7
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
BÀI TRƯỚC

Người viêm loét dạ dày có nên uống sữa bò không?

BÀI TIẾP THEO

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là gì?

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Có nên dùng nước tẩy rửa để rửa rau quả không?

Có nên dùng nước tẩy rửa để rửa rau quả không?

Cách chọn thịt tươi thế nào cho an toàn?

Cách chọn thịt tươi thế nào cho an toàn?

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ?

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ?

Ăn đồ ăn nhanh (fast food) có tốt không?

Ăn đồ ăn nhanh (fast food) có tốt không?

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua?

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua?

Váng sữa là gì? Có nên cho trẻ ăn váng sữa không?

Váng sữa là gì? Có nên cho trẻ ăn váng sữa không?

Theo dõi
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

CHỦ ĐỀ

Acid béo Biếng ăn Bệnh thận Canxi Cholesterol Còi xương Dầu cá Dầu ăn Dị ứng sữa Gia vị Giảm cân Kẽm Loãng xương Melamin Mì chính Mật ong Người cao tuổi Ngộ độc thực phẩm Rối loạn lipid máu Suy dinh dưỡng Sự phát triển thai nhi Sữa chua Sữa đậu nành Thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt Thoái hóa khớp Thừa cân béo phì Tiêu chảy Táo bón Tăng huyết áp Ung thư Vitamin A Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Váng sữa Xơ vữa động mạch Đái tháo đường Đồ nướng
BÀI TIẾP THEO
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là gì?

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là gì?

Logo công ty AKIO Social

AKIO – Nâng tầm chất lượng và giá trị sống của người Việt dựa trên giá trị cốt lõi, nền tảng là Sức Khỏe

Facebook Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Sức khoẻ & Cuộc sống AKIO

Địa chỉ: Ngõ 29 Khương Hạ – Phường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Văn phòng: Số 73A Cù Chính Lan – Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Hotline: +84 98 616 0313

Email: contact@akioway.com

© AKIO 2025. All Rights Resevered

TRANG CHỦ | SƠ ĐỒ TRANG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ

© 2024 AKIO - All Rights Resevered

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x