Vậy là mẹ và bé đã bước sang tuần mang thai thứ 14. Đây là tuần thai khá quan trọng bởi mẹ cần tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, các triệu chứng ốm nghén cũng dần biến mất. Thai nhi cũng có những phát triển tương đối rõ rệt. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về sự phát triển thai nhi tuần 14 nhé!
Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Ở tuần tuổi thứ 14, thai nhi có kích thước bằng khoảng nắm tay của chúng ta. Lúc này, chiều dài cơ thể bé khoảng 8.6cm và trọng lượng khoảng 42g. Dù kích thước còn nhỏ nhưng hầu hết mọi bộ phận và cơ quan trên cơ thể bé đã được phát triển hoàn chỉnh. Thậm chí, bé cũng đã hình thành những đường vân tay nhỏ nhất.
Nhìn chung, ở giai đoạn này, thai nhi không khác gì một phiên bản thu nhỏ của trẻ sơ sinh thông thường. So với tuần thai trước đó, các bộ phận đã có bước phát triển đáng kể.
- Bộ phận sinh dục thai nhi 14 tuần phát triển rất nhanh
Dù chỉ mới 14 tuần tuổi nhưng bé gái có đến 2 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi. Con số này sẽ tiếp tục tăng thêm 1 triệu quả cho đến khi chào đời.
Mẹ có thể quan sát rõ ràng bộ phận sinh dục của bé bằng cách xem hình ảnh thai nhi 14 tuần qua màn hình máy siêu âm. Vì vậy, ở tuần tuổi này việc chuẩn đoán giới tính thai nhi qua hình ảnh có độ chính xác cao hơn các tuần trước đó.
- Tay và chân bé dài ra
Tay chân của bé dài ra theo sự phát triển của cơ thể. Bé có khuôn mặt rất hoàn chỉnh với cằm, trán, mũi, tai, miệng,… Hệ cơ xương tiếp tục phát triển và trở nên rắn chắc hơn trong tuần này của thai kỳ.
Bên cạnh đó, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và có sự phân hóa chức năng rõ ràng.
- Thai máy nhiều hơn trong bụng mẹ
Trong thời gian này, bé đã có thể uốn mình, xoay người, co tay, chân, nắm tay, nấc cụt và thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, do kích thước thai còn khá nhỏ nên mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được những chuyển động của con.
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 14
Cùng với sự phát triển thai nhi tuần 14, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi đặc trưng. Mẹ bầu sẽ nhận thấy những khác biệt rõ rệt trên cơ thể mình so với những tuần trước đó.
- Thay đổi về thể trạng
Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, hormon trong cơ thể mẹ bầu đã được ổn định hơn. Vì vậy, các triệu chứng ốm nghén gần như không còn nữa. Nhiều mẹ bầu hết ốm nghén từ tuần thai thứ 12, đây là thay đổi nổi bật nhất trong tuần thai này.
Tình trạng khó tiêu hay táo bón thai kỳ cũng có thể xảy ra đối với các bà bầu có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu chất xơ.
Ở tuần thứ 14 của thai kỳ, các cơn đau nhói ở hai bên bụng do các cơ và dây chằng 2 bên phải đỡ bào thai đang mỗi ngày một lớn dần. Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn hẳn so với những tuần mang thai trước đó. Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
- Thay đổi cảm xúc
Sự ổn định của hormon cũng khiến cho tâm lý mẹ bầu ổn định hơn. Mẹ không còn tình trạng “sớm nắng chiều mưa” như giai đoạn trước đó nữa. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu lại cảm thấy khá lo lắng trước sự thay đổi của cơ thể ở tuần mang thai này.
Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng những bài tập thể dục nhẹ nhàng là cách dưỡng thai 14 tuần tuổi để con khỏe mạnh.
- Mang thai 14 tuần nên ăn gì?
Ăn gì tốt cho thai nhi 14 tuần tuổi, đây hẳn là nỗi bận tâm của không ít bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung nguồn dinh dưỡng chứa dồi dào các chất như: đạm, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D…
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 14 bao gồm: thịt, tôm, cua, cá, vừng lạc, đỗ tương, các loại rau xanh sẫm, các loại quả màu đỏ (cherry, nho, táo), các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi)…
Để hạn chế tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt khi mang thai, mẹ bầu có thể uống các viên sắt, canxi và vitamin D. Tuy nhiên, việc sử dụng các viên uống này cần có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ.
Ăn quá nhiều đạm, thực đơn thiếu chất xơ có thể khiến mẹ bầu bị táo bón thai kỳ. Các loại hoa quả chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân chính gây tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Các thực phẩm chứa nhiều lipid có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá nhanh ở tuần thai kỳ thứ 14. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là hết sức cần thiết.
- Khuyến khích mẹ bầu tập thể dục
Các bài tập thể dục, bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Nó cũng là tiền đề để mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh cả trước và sau khi sinh.
- Không quên việc chăm sóc răng miệng
Mẹ bầu có thể dễ bị chảy máu khi đánh răng, do nướu răng trở nên nhạy cảm hơn ở tuần thứ 14 của thai kỳ. Do đó, việc chăm sóc răng miệng thường xuyên là điều không thể lơ là.
Các bệnh thường gặp khi mang thai 14 tuần tuổi
Khi mang thai tuần thứ 14, cơ thể mẹ có thể mắc những bệnh lý như: đau dây chằng, các bệnh về răng nướu, xuất hiện chứng rạn da với mật độ dày đặc hay chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày – thực quản…
Đây đều là những bệnh lý xuất phát từ sự phát triển thai nhi tuần 14 với kích thước thai và tử cung ngày càng lớn. Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhẹ, các bệnh lý này sẽ dần biến mất khi bạn bước sang giai đoạn mang thai mới.
Các xét nghiệm cần được tiến hành
Nếu như ở tuần thứ 12 và 13 trước đó, mẹ bầu chưa thăm khám và siêu âm thai, thì nên tiến hành ở tuần thai kỳ thứ 14 này. Một số xét nghiệm kiểm tra và sàng lọc dị tật bẩm sinh là điều cần thiết như:
- Siêu âm độ mờ da gá
- Xét nghiệm máu cho mẹ bầu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Double Test và Triple Test.
- Kiểm tra huyết áp và đường huyết của mẹ.
Các chỉ số bình thường trong kết quả xét nghiệm là dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh, sàng lọc các nghi ngờ về dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về sự phát triển thai nhi tuần 14. Hy vọng qua bài viết mẹ bầu đã có thể hiểu được những gì đang diễn ra đối với bản thân mình và bé con trong bụng. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!