Thứ Năm 15 Tháng 5 2025
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG

Trẻ dị ứng thức ăn có biểu hiện như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Biểu hiện của dị ứng thực phẩm ở trẻ em
  2. Các phương pháp điều trị và phòng tránh dị ứng thức ăn

Trẻ dị ứng thức ăn có biểu hiện như thế nào?

Dị ứng thực phẩm là phản ứng tiêu cực với thực phẩm xảy ra do cơ thể không chấp nhận một loại thức ăn nào đó. Dị ứng thức ăn có thể xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau, như ngứa ngáy, nổi mẩn trên da, mề đay, tiêu chảy… Trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp gây khó thở, sốc phản vệ…

Biểu hiện của dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Các biểu hiện thường gặp nhất của dị ứng với thực phẩm là tình trạng tổn thương ở da như: nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm. Một số trường hợp gây ra các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy dễ nhầm với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn. Các biểu hiện về hô hấp thường nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội. Trong một số ít trường hợp dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ và gây tử vong, nhất là ở những trẻ em dưới 2 tuổi. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng là hải sản, trai, ốc, trứng, sữa bò, lạc hạt….

Đặc điểm nhận biết bé bị dị ứng thức ăn

Các phản ứng bé bị dị ứng thức ăn có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc có thể lên tới vài ngày. Vì vậy, khi mẹ bắt đầu cho con ăn một loại thức ăn mới, hãy theo dõi phản ứng của bé trong vòng từ 3 – 5 ngày. Biểu hiện hay gặp: bé bị đau bụng, nôn/trớ, đầy hơi, đi phân lỏng, đi tướt hoặc bé có thể sốt, mệt, mồ hôi chảy hoặc thấy lạnh, bên cạnh đó trẻ còn ngạt mũi, thở khò khè, chảy nước mũi.

Biểu hiện dễ nhận thấy: bé bị nổi mề đay, ngứa, chàm, viêm da. Bản thân bé sẽ cảm thấy trong người khó chịu, bứt rứt không yên, có những sự thay đổi hành vi so với thói quen thông thường của bé.

Biểu hiện chung của tất cả các loại dị ứng thức ăn là bé không lên cân tẹo nào mặc dù ăn uống vẫn rất tốt.

Có những trường hợp bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng do dị ứng thức ăn với các triệu chứng sau: xảy ra sau khi ăn 5-15 phút, thấy khó thở, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, không sờ thấy mạch, gọi hỏi không biết….

Các phương pháp điều trị và phòng tránh dị ứng thức ăn

Tốt nhất, nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên.

Nếu mẹ ít sữa, hãy chọn cho bé các sản phẩm thay thế ít thành phần gây dị ứng.

Khi cho bé ăn dặm, ban đầu chỉ cho bé ăn tinh bột (bột gạo) nấu với các thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Sau một thời gian mới nên thêm đậu đỗ… Khi con được 7 tháng trở lên, mới nên tập cho ăn dần tôm, cua, cá, lươn và hải sản…

Tránh cho bé dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, xúc xích… vì có chất phụ gia, chất bảo quản, các chất nhuộm màu nhân tạo.

Để bé quen với một loại thức ăn mới, hãy cho bé ăn từ từ, từng chút một, theo dõi trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Trong quá trình cho con ăn, có dấu hiệu nghi ngờ gì, mẹ phải dừng món ăn đó lại ngay lập tức.

Khi biết bé dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của bé. Cũng không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của bé trong các âu bát có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng. Nếu bé lớn đi mẫu giáo hoặc mẹ nhờ người trông hộ, hãy dặn người chăm sóc bé những thức ăn mà bé hay bị dị ứng.

Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế mẹ không cần bắt bé kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, mẹ có thể thử tập cho bé ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).

Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, nhanh chóng đưa đi khám ở bệnh viện. Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng nêu phía trên cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa giúp trẻ thoát khỏi nguy cơ tử vong.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
2
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
BÀI TRƯỚC

Trẻ ho có phải kiêng ăn cá, tôm, cua không?

BÀI TIẾP THEO

Sử dụng men tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Nhịn ăn sáng có giúp giảm cân không?

Nhịn ăn sáng có giúp giảm cân không?

Tại sao khi có thai phải tiêm phòng uốn ván?

Tại sao khi có thai phải tiêm phòng uốn ván?

Có nên cho trẻ ăn mì chính không?

Có nên cho trẻ ăn mì chính không?

Uống nước chè đặc và cà phê nhiều có hại gì không?

Uống nước chè đặc và cà phê nhiều có hại gì không?

Chọn nấm ăn như thế nào?

Chọn nấm ăn như thế nào?

Có nên ăn nem chua không?

Có nên ăn nem chua không?

Theo dõi
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Tại sao không nên để dầu, mỡ gần bếp?

Tại sao không nên để dầu, mỡ gần bếp?

Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ biếng ăn?

Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ biếng ăn?

Ích lợi của mật ong?

Ích lợi của mật ong?

Ăn xoài có béo không?

Ăn xoài có béo không?

ALO AKIO 13 – Biếng ăn ở trẻ em

ALO AKIO 13 – Biếng ăn ở trẻ em

CHỦ ĐỀ

Acid béo Biếng ăn Bệnh thận Canxi Cholesterol Còi xương Dầu cá Dầu ăn Dị ứng sữa Gia vị Giảm cân Kẽm Loãng xương Melamin Mì chính Mật ong Người cao tuổi Ngộ độc thực phẩm Rối loạn lipid máu Suy dinh dưỡng Sự phát triển thai nhi Sữa chua Sữa đậu nành Thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt Thoái hóa khớp Thừa cân béo phì Tiêu chảy Táo bón Tăng huyết áp Ung thư Vitamin A Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Váng sữa Xơ vữa động mạch Đái tháo đường Đồ nướng
BÀI TIẾP THEO
Sử dụng men tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

Sử dụng men tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

Logo công ty AKIO Social

AKIO – Nâng tầm chất lượng và giá trị sống của người Việt dựa trên giá trị cốt lõi, nền tảng là Sức Khỏe

Facebook Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Sức khoẻ & Cuộc sống AKIO

Địa chỉ: Ngõ 29 Khương Hạ – Phường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Văn phòng: Số 73A Cù Chính Lan – Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Hotline: +84 98 616 0313

Email: contact@akioway.com

© AKIO 2024. All Rights Resevered

TRANG CHỦ | SƠ ĐỒ TRANG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ

© 2024 AKIO - All Rights Resevered

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x