Ngày sinh đang đến cận kề, chỉ còn khoảng 7 tuần nữa để mẹ chuẩn bị cho ngày rất quan trọng này. Hẳn lúc này, không ít mẹ bầu đang rất lo lắng và háo hức được gặp mặt bé yêu. Tuy nhiên, trước hết mẹ vẫn cần bổ sung thêm những hiểu biết cơ bản về sự phát triển thai nhi tuần 33 để có được sức khỏe tốt nhất trong thời gian này.
Sự phát triển thai nhi tuần 33
Khi con yêu của mẹ được 33 tuần, trông bé đã tròn trịa và mũm mĩm hơn nhiều so với các tuần trước đó. Cơ thể bé đang phát triển nhanh chóng về cân nặng. Lớp mỡ được hình thành dưới da và cơ ngày càng chắc và khỏe hơn. Bé yêu của mẹ lúc này đã có chiều dài khoảng 44cm tính từ đầu đến chân và trọng lượng khoảng 2162g.
Kích thước lớn lên nhanh chóng khiến bé cử động khó khăn hơn khi không gian ngày càng thu hẹp lại. Chính vì thế, thời gian này mẹ có thể cảm thấy bé im lặng nhiều hơn khi bé ít vận động và dành nhiều thời gian cho những giấc ngủ.
Làn da của bé không những bớt nhăn nheo mà còn mịn màng hơn và trở nên hồng hào hơn rất nhiều. Điều này là do lớp mỡ dưới da hình thành giúp bé điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn.
Cuộc sống của mẹ thay đổi thế nào khi mang thai 33 tuần?
Trong tuần thai này, mẹ cần chú ý kiểm soát cân nặng của mình. Mức tăng hợp lý khi đến tuần thai này là khoảng 9 đến 12kg. Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập luyện của mình để đảm bảo sự phát triển thai nhi tuần 33 được tốt nhất.
Đôi khi mẹ cũng có thể gặp những cơn quặn thắt phần bụng. Những cơn đau này thường kéo dài khoảng 30 giây và không gây đau đớn. Chỉ cần thay đổi tư thế là các cơn co thắt sẽ chấm dứt. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Vào tuần thai thứ 33, mẹ bầu vẫn có những triệu chứng đã gặp từ những tuần thai trước đó: ợ nóng, mệt mỏi, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,… Các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi bé chào đời.
Mẹ cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu sinh non mà mẹ có thể gặp trong tuần thai này: chuột rút, tiểu tiện nhiều lần, chảy máu âm đạo, đau bụng, co thắt vùng bụng,… Nếu cảm thấy lo lắng, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé. Việc sinh non thai 33 tuần tuổi tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng chưa phải là thời điểm tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tại sao mẹ nên siêu âm khi thai được 33 tuần?
Thai nhi 33 tuần tuổi là lúc mẹ bầu mang thai 8 tháng 1 tuần. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ đi siêu âm thêm một lần nữa. Lần siêu âm này sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng.
- Tạo hồ sơ sinh
Những thông tin về chỉ số thai 32 tuần sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để tạo hồ sơ sinh. Đồng thời, đây là bước kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe để có đánh giá về sự phát triển thai nhi tuần 33.
Quá trình siêu âm sẽ theo dõi cử động, hô hấp, sự phát triển của cơ thể, lượng nước ối của thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ sẽ được thông báo để có sự chuẩn bị tốt nhất.
- Xác định ngôi thai
Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định ngôi thai. Nếu ngôi thai thuận, đầu bé sẽ không còn húc vào mạn sườn như thời gian trước đó nữa. Bé nằm ở ngôi thuận cũng giúp việc sinh nở trong vài tuần tới trở nên dễ dàng hơn.
- Mẹ có thể ngắm nhìn bé yêu
Thực hiện siêu âm cũng là cơ hội để mẹ ngắm nhìn và lưu giữ những khoảnh khắc kỳ diệu của con yêu. Video thai nhi 33 tuần tuổi qua màn hình máy siêu âm, mẹ sẽ nhận thấy được những cử động nhẹ nhàng của bé: bé lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nghiêng đầu, quẫy đạp, và bắt đầu hô hấp bằng miệng,… Đây chắc chắn là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong thai kỳ mà mẹ sẽ không bao giờ quên.
Mẹ cần chuẩn bị những gì vào thời điểm này?
Trong thời điểm này, mẹ cần chuẩn bị mọi thứ cho sự ra đời của thành viên mới trong gia đình. Những công việc quan trọng mẹ cần chuẩn bị bao gồm:
- Chuẩn bị đồ đạc vào viện sinh
Chẳng thể biết được em bé của bạn sẽ ra đời vào thời điểm nào trong thời gian tới. Hãy chuẩn bị đầy đủ đồ đạc để sẵn sàng mang theo khi vào viện sinh bất kỳ lúc nào.
- Trang bị những kiến thức chăm sóc sau sinh
Tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc hậu sinh cũng là điều rất quan trọng với mẹ bầu, đặc biệt là phụ nữ mới mang thai lần đầu. Các kiến thức này sẽ giúp mẹ bớt bỡ ngỡ và lúng túng hơn khi lần đầu được làm mẹ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chọn và tìm hiểu trước về bệnh viện mà mình sẽ đến sinh. Việc này cũng hết sức quan trọng để đảm bảo việc sinh nở của mẹ bầu an toàn và thuận lợi hơn.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về sự phát triển thai nhi tuần 33 và những lưu ý mẹ bầu cần lưu tâm ở tuần thai kỳ này. Mong rằng qua bài viết mẹ đã sẵn sàng hơn về kiến thức cũng như tâm lý vượt cạn trong vài tuần tới.