Thứ Năm 15 Tháng 5 2025
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ CẨM NANG MẸ VÀ BÉ

Sự phát triển thai nhi tuần 32

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?
  2. Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu
  3. Mẹ nên ăn gì khi mang thai 32 tuần tuổi
  4. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai 32 tuần

 

Sự phát triển thai nhi tuần 32

Tuần thai thứ 32 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể bé. Vào thời điểm này, bé đã có cơ thể giống một trẻ sơ sinh với kích thước nhỏ hơn. Cùng với sự phát triển thai nhi tuần 32, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi nhất định. Hãy cùng tìm hiểu sự thay đổi của mẹ và bé trong tuần thai kỳ thứ 32 là gì nhé!

Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Kích thước chuẩn của thai nhi khi được 32 tuần là 42.4cm chiều dài cơ thể và cân nặng là 1950. So với tuần trước đó, bé đã tăng thêm hơn 200g và hơn 1cm chiều dài. Trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng gấp đôi từ thời điểm này cho đến khi chào đời.

Vào thời điểm này, tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé gần như đã hoàn thiện hoàn toàn. Chỉ còn phổi là vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, khoảng 2 tuần nữa quá trình này sẽ được hoàn tất. Giờ đây, bé tập trung chủ yếu vào phát triển kích thước. Ngoài ra, não và hệ thần kinh ngày càng phát triển hơn để thực hiện nhiều chức năng phức tạp hơn.

Da bé không còn nhăn nheo. Hệ xương khớp cứng cáp hơn và lớp lông tơ trên cơ thể cũng đang dần biến mất. Trong khoảng thời gian này, xương trên hộp sọ của bé vẫn chưa chụm vào, được sắp xếp hơi chồng lên nhau để dễ dàng chui lọt đường sinh hơn. Sau khi chào đời và đến tận tuổi trưởng thành, những xương này mới khít lại hoàn toàn.

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu

Bé càng lớn lên trong bụng mẹ càng khiến bụng mẹ to hơn và mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Một số thay đổi thường gặp ở phụ nữ mang thai 32 tuần tuổi như:

  • Đi lại khó khăn

Mẹ bầu đi lại khó khăn

Lúc này, thật khó để bạn có thể nhìn thấy đầu gối của chính mình khi đứng thẳng. Đến việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không thể dễ dàng như những tuần thai kỳ trước đó. Dáng đi của mẹ sẽ lắc lư, mệt mỏi và nặng nhọc.

  • Tê phù chân tay

Tê các ngón tay, bàn tay, bàn chân hoặc sưng tay chân là hiện tượng rất phổ biến đối với các mẹ bầu mang thai 32 tuần tuổi. Cơ thể mẹ thiếu máu, tích nước khi mang thai là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

  • Khó tiêu hóa

Sự phát triển thai nhi tuần 32 cũng gây nên những áp lực nhất định lên hệ tiêu hóa và hô hấp của mẹ. Các cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm dạ dày, ruột, phổi. Do đó, mẹ sẽ phải thường xuyên đối mặt với các triệu chứng khó chịu như: khó thở, khó tiêu, ợ nóng, táo bón,…

  • Rạn da

Hiện tượng rạn da xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên cơ thể mẹ. Đây có lẽ là nỗi ám ảnh lớn nhất của chị em phụ nữ mang thai. Sau sinh mẹ có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới khôi phục lại làn da như ban đầu.

  • Dịch âm đạo tiết nhiều

Trong tuần 32, cơ thể mẹ cũng tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Vì vậy mẹ cần vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện dịch âm đạo có mùi hoặc ngứa, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra và có cách xử trí kịp thời.

Mẹ nên ăn gì khi mang thai 32 tuần tuổi

Chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với sự phát triển thai nhi 32 tuần.

Mẹ nên ăn gì khi mang thai 32 tuần tuổi

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất cùng thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm hỗ trợ sự phát triển chiều cao cân nặng của bé. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 75-100g chất đạm. Một số loại thực phẩm giàu chất đạm và an toàn với sức khỏe bà bầu như: cá, trứng, sữa, bơ, đậu,…

  • Thực phẩm giàu Omega 3

Axit béo omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não của bé trong thời gian này. Mẹ nên ăn thêm cá hồi để bổ sung đầy đủ axit béo này nhé.

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Hiện tượng táo bón thường xuyên khiến mẹ cảm thấy rất khó chịu phải không nào? Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh sẽ giúp mẹ giảm thiểu tối đa tình trạng này. Một số loại rau xanh tốt cho thai phụ mang thai 32 tuần tuổi như: rau cải xanh, rau súp lơ xanh…

Bên cạnh việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, mẹ bầu có thể chọn thêm các loại hoa quả để bổ sung vào thực đơn bữa phụ cho bà bầu. Trái cây tốt cho bà bầu 32 tuần như: cam, bưởi, na, kiwi, chery…

  • Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là dưỡng chất rất quan trọng cho mẹ trong giai đoạn này. Bởi hầu hết mẹ bầu đều gặp tình trạng thiếu máu trong thời gian mang thai. Mẹ có thể bổ sung thêm sắt qua viên uống hoặc qua các thực phẩm như: trứng, thịt nạc, rau, xanh,…

  • Thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp trẻ phát triển chiều cao và có một hệ xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong các loại thủy hải sản như: tôm, cua, cá, trứng, sữa

Ngoài bổ sung nguồn canxi từ động vật, mẹ bầu có thể bổ sung nguồn canxi tự nhiên trong các loại rau xanh có màu xanh đậm hay các viên uống canxi theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Viên uống canxi

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai 32 tuần

Mang thai 32 tuần đã là tháng thứ 8 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng sinh non. Dù cơ thể bé đã phát triển rất đầy đủ, tỷ lệ sống sót sau sinh non là rất cao, nhưng sinh đủ ngày đủ tháng mới là tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn gặp các hiện tượng đau bụng, âm đạo tiết nhiều dịch bất thường thì cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm nhất.

Giai đoạn thai kỳ này. ,ẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ nước tinh khiết mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Ở tuần thứ 32 của thai kỳ, mẹ đã nên lên kế hoạch chi tiết cho ngày sinh đẻ sắp tới. Mọi sự chuẩn bị chủ động đều sẽ có lợi cho cả mẹ và bé trong ngày lâm bồn.

Tìm hiểu về sự phát triển thai nhi tuần 32 là điều đầu tiên mẹ cần thực hiện trước khi lên bất kỳ kế hoạch nào trong giai đoạn này. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Chủ đề: Sự phát triển thai nhi
4
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
BÀI TRƯỚC

Sự phát triển thai nhi tuần 31

BÀI TIẾP THEO

Sự phát triển thai nhi tuần 33

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Bà bầu ăn rau muống được không?

Bà bầu ăn rau muống được không?

Tại sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ?

Tại sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Xử trí khi trẻ bị sặc bột, sặc cháo?

Xử trí khi trẻ bị sặc bột, sặc cháo?

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị SDD?

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị SDD?

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Kiêng gì?

Theo dõi
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Có nên dùng nước tẩy rửa để rửa rau quả không?

Có nên dùng nước tẩy rửa để rửa rau quả không?

Cơ chế tác dụng của nụ vối và cách dùng nụ vối như thế nào?

Cơ chế tác dụng của nụ vối và cách dùng nụ vối như thế nào?

Vì sao không được dùng nước khoáng thay nước?

Vì sao không được dùng nước khoáng thay nước?

Những điều cần biết về sự phát triển thai nhi tuần 34

Những điều cần biết về sự phát triển thai nhi tuần 34

Nước tăng lực là gì và có giúp tăng lực không?

Nước tăng lực là gì và có giúp tăng lực không?

CHỦ ĐỀ

Acid béo Biếng ăn Bệnh thận Canxi Cholesterol Còi xương Dầu cá Dầu ăn Dị ứng sữa Gia vị Giảm cân Kẽm Loãng xương Melamin Mì chính Mật ong Người cao tuổi Ngộ độc thực phẩm Rối loạn lipid máu Suy dinh dưỡng Sự phát triển thai nhi Sữa chua Sữa đậu nành Thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt Thoái hóa khớp Thừa cân béo phì Tiêu chảy Táo bón Tăng huyết áp Ung thư Vitamin A Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Váng sữa Xơ vữa động mạch Đái tháo đường Đồ nướng
BÀI TIẾP THEO
Sự phát triển thai nhi tuần 33

Sự phát triển thai nhi tuần 33

Logo công ty AKIO Social

AKIO – Nâng tầm chất lượng và giá trị sống của người Việt dựa trên giá trị cốt lõi, nền tảng là Sức Khỏe

Facebook Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Sức khoẻ & Cuộc sống AKIO

Địa chỉ: Ngõ 29 Khương Hạ – Phường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Văn phòng: Số 73A Cù Chính Lan – Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Hotline: +84 98 616 0313

Email: contact@akioway.com

© AKIO 2024. All Rights Resevered

TRANG CHỦ | SƠ ĐỒ TRANG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ

© 2024 AKIO - All Rights Resevered

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x