Sự phát triển thai nhi tuần 29 tuần như thế nào? Ở tuần thai kỳ này, mẹ bầu nên ăn gì để giúp bé phát triển toàn diện, có được sức khỏe tốt nhất khi chào đời. Mời bạn cùng khám phá nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.
Sự phát triển thai nhi 29 tuần tuổi
Các chỉ số thai 29 tuần có nhiều thay đổi so với tuần thai kỳ trước. Các cơ quan trên cơ thể bé cũng đã dần hoàn thiện các chức năng như một em bé bình thường. Nếu bé sinh ở tuần thai kỳ này vẫn có thể sống sót dưới chế độ chăm sóc y tế đặc biệt.
- Chỉ số thai nhi 29 tuần tuổi
Kích thước cơ thể bé đã tăng lên đáng kể so với tuần trước đó. Chiều dài cơ thể tính từ đầu đến chân khoảng 39cm với trọng lượng khoảng 1379g. Đường kính lưỡng đỉnh đã lên đến 73mm. Chiều dài xương đùi của bé đạt mức trung bình 54mm.
- Sự thay đổi bên trong và ngoài cơ thể bé
Sang đến tuần thai kỳ 29, tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé đã được hình thành và tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn. Hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, h của bé đã tự thực hiện được hầu hết mọi chức năng như một em bé sơ sinh bình thường. Hệ xương khớp hoàn thiện hơn, máu cũng đã được vận chuyển đến gan và tủy sống.
Bộ não phát triển khiến đầu bé trở nên lớn hơn. Đầu, tay và chân đã phát triển cân đối với toàn cơ thể. Lớp mỡ dưới da hình thành và hoàn thiện. Lớp lông tơ bao quanh cơ thể bảo vệ bé cũng sẽ dẫn biến mất trong những tuần thai kỳ sắp tới.
Thai nhi tuần 29 cần bổ sung những chất nào?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Ở tuần thai kỳ thứ 29, mẹ bầu cần chú ý bổ sung những nhóm dưỡng chất sau:
- Chất đạm và canxi
Bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kích thước. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đạm để thúc đẩy quá trình phát triển mô và canxi để phát triển xương khớp của bé.
- Sắt
Rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp tình trạng thiếu máu. Không chỉ riêng tuần tuổi thứ 29 mà trong cả thai kỳ mẹ, sắt cũng là nhóm chất rất quan trọng mà mẹ cần bổ sung thường xuyên.
Bên cạnh đó, khi được 29 tuần tuổi, máu cũng đã được vận chuyển đến gan và tủy sống. Do đó, mẹ cần phải bổ sung rất nhiều sắt để đáp ứng được nhu cầu cho cả mẹ và bé.
- DHA và Acid folic
DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Acid folic hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh hơn. Mẹ đừng quên bổ sung thêm DHA và acid folic để bé thông minh và khỏe mạnh ngay từ khi trong bụng mẹ nhé!
- Các loại vitamin và khoáng chất
Vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B, vitamin K… là những chất không thể thiếu đối với bà bầu và sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi. Bổ sung các khoáng chất cần thiết như: Kali, photpho… cũng giúp ích cho việc sinh nở của mẹ bầu.
Mẹ nên ăn gì khi mang thai 29 tuần tuổi?
Có rất nhiều thực phẩm có thể giúp mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển thai nhi tuần 29. Dưới đây là một số thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng mà mẹ nên lưu ý để bổ sung vào thực đơn của mình.
Hoa quả có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Trong đó, chuối là loại quả được khuyên dùng nhiều nhất khi mang thai. Ăn 1-2 quả chuối chín mỗi ngày có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng mất ngủ và có tác dụng an thần.
Rau xanh cung cấp rất nhiều chất xơ cho cơ thể mẹ. Nhờ đó, mẹ có thể giảm thiểu được tình trạng táo bón thai kỳ. Một số loại rau xanh đậm chứa hàm lượng chất sắt tự nhiên nguồn gốc thực vật còn giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị đau đầu, chóng mặt do thiếu máu.
Các loại hạt là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng calo lại thấp. Mẹ có thể bổ sung hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt chia,… trong các bữa ăn vặt của mình.
Cá hồi là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin D, canxi và DHA dồi dào cho mẹ và bé. Với cá hồi, mẹ cũng có thể chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau như: cháo cá hồi, cá hồi chiên rán,…
Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,… giúp bổ sung thêm đạm cho mẹ và bé. Đây là những thực phẩm không thể thiếu, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn bữa chính hàng ngày trong thai kỳ.
Các nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần biết
Ngoài việc đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, mẹ bầu cũng cần tránh các loại thực phẩm không tốt như:
– Các loại thực phẩm tươi sống và chứa nhiều vi khuẩn có hại như gỏi cá, hàu, sữa tiệt trùng, phô mai,…
– Các loại cá có chứa thủy ngân như cá thu, cá ngừ, cá kiếm,… cũng cần phải được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của mẹ.
– Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và cafein như rượu bia, cafe, thuốc lá,… Những thành phần độc hại trong những đồ uống này có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn của mình (từ 5-6 bữa ăn mỗi ngày) để hạn chế cảm giác thèm ăn và hiện tượng ợ nóng, khó tiêu khi mang thai.
Trên đây là những thông tin về sự phát triển thai nhi tuần 29 cùng những chia sẻ về cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu ở tuần thai kỳ này. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu hơn về dinh dưỡng thai kỳ để giúp bé có sự phát triển toàn diện nhất.