tò mò về sự phát triển thai nhi tuần 27 phải không nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
Sự phát triển thai nhi 27 tuần tuổi như thế nào?
Chỉ số thai nhi tuần thứ 27 có sự thay đổi lớn rõ rệt so với vài tuần trước đó. Ở tuần thai kỳ này, bé đã có chiều dài khoảng 37cm và trọng lượng trung bình khoảng 1055g. Đường kính lưỡng đỉnh trung bình 68mm. Chiều dài xương đùi của thai nhi khoảng 49mm.
Các hệ cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Phổi, gan, hệ miễn dịch được hình thành và bắt đầu thực hiện các chức năng chuyên biệt. Cơ thể bé trở nên cân đối hơn, bộ não cũng phát triển phức tạp và năng động hơn.
Bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn trong thời gian này. Mẹ có thể cảm nhận rất rõ những chuyển động của bé, nhất là khi mẹ đang nghỉ ngơi. Các cú đạp, huých, trở người của bé mỗi ngày lại càng mạnh mẽ hơn. Mẹ hãy theo dõi chuyển động của bé qua từng ngày để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé nhé.
Đặc biệt, tuần này chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong sự phát triển thai nhi tuần 27. Lúc này, bé đã có thể nhắm và mở mắt như người bình thường, đều đặn cả khi ngủ và khi thức. Thị giác của bé cũng đã hoàn thiện hơn khi bé đã có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ từ môi trường bên ngoài.
Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu khi mang thai 27 tuần
Cơ thể mẹ trong thời gian này cũng có rất nhiều thay đổi do sự lớn lên mạnh mẽ của thai nhi. Nếu mẹ gặp một trong những triệu chứng sau, mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.
- Thay đổi về thể chất
Một trong những dấu hiệu nổi bật khi mẹ mang bầu những tháng cuối thai kỳ chính là phù nề trên cơ thể. Do vào thời gian này, cơ thể mẹ cần phải tuần hoàn máu nhiều hơn. Ngón tay, ngón chân của bạn sẽ sưng phồng hơn, nhất là vào thời điểm cuối ngày.
Vào tuần thai kỳ thứ 27, nhiệt độ cơ thể mẹ cũng tăng cao hơn so với bình thường. Bạn có thể thấy cơ thể mình nóng như có lửa bên trong người. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên tránh các đồ ăn cay, đồ uống có gas và có cồn.
Bên cạnh sự lớn lên của vòng bụng, vòng ngực của mẹ cũng lớn hơn rất nhiều để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Mẹ gần như không thể mặc được các bộ quần áo yêu thích trước đây nữa. Thay vào đó là các bộ quần áo dành riêng cho bà bầu.
Bụng ngày càng lớn hơn khiến cho việc đi lại và di chuyển của mẹ trở nên nặng nhọc và mất nhiều sức lực hơn. Bạn hãy di chuyển thật chậm rãi, nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến con nhé!
- Thay đổi về tâm lý
Hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai lần đầu đều khá lo lắng khi bước vào tuần thai thứ 27. Bởi ngày sinh đang ngày càng đến gần, vẫn còn rất nhiều những khó khăn đang chờ đợi mẹ và bé. Bên cạnh đó, những cơn đau thường xuyên trong thời gian này cũng càng khiến mẹ lo lắng hơn.
Thế nhưng tâm trạng mẹ cũng rất dễ thay đổi thất thường. Có thể có những giây phút lo lắng, nhưng ngay sau đó mẹ có thể ngập tràn trong hạnh phúc khi được đón chào một thành viên mới. Hormone thai kỳ được cho là thủ phạm gây nên tình trạng này của mẹ.
Các bệnh lý thường gặp khi mẹ mang thai 27 tuần tuổi
Ngoài những thay đổi về thể trạng trên, mẹ bầu cũng sẽ mắc một số bệnh khi mang thai tuần 27. Thường gặp nhất là chứng ợ nóng, đầy hơi hay táo bón thai kỳ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi chiếm khoảng không lớn trong ổ bụng của mẹ, gây nên áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Nhiều mẹ bầu dễ bị đau đầu, chóng mặt, bồn chồn chân tay. Đặc biệt, khi thay đổi tư thế hay thậm chí khi thời tiết thay đổi sức khỏe của mẹ bầu rất dễ bị ảnh hưởng.
Chứng đau răng cũng có thể làm phiền mẹ bầu nhiều hơn ở tuần thai kỳ này. Hãy bổ sung thêm vitamin C và canxi, kết hợp cùng chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất mẹ bầu nhé!
Mang thai 27 tuần nên ăn gì?
Thai nhi 27 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang ở tháng 6 tuần 3 của thai kỳ. Lúc này bé đã xoay người đầu hướng xuống dưới để chuẩn bị tư thế chào đời. Đây cũng là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.
Chế độ ăn của mẹ bầu ở tuần thai kỳ 27 cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: chất xơ, tinh bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Trong đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thực phẩm bổ sung sắt và axit folic.
Ngoài ra, một chế độ tập luyện phù hợp và khoa học cũng giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt hơn.
Mẹ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, không tập quá sức mình nhé. Hãy ngừng tập luyện ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể có những thay đổi bất thường nhé.
Hạnh phúc của mỗi bậc làm cha làm mẹ là được đón bé yêu của mình cất tiếng khóc chào đời thật khỏe mạnh. Nắm rõ sự phát triển thai nhi tuần 27 là tiền đề giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Đừng quên theo dõi sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường nào mẹ nhé!