Thứ Năm 15 Tháng 5 2025
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ CẨM NANG MẸ VÀ BÉ

Sự phát triển thai nhi tuần 25

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Sự phát triển thai nhi 25 tuần tuổi như thế nào?
  2. Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý
  3. Thai nhi 25 tuần tuổi cần bổ sung gì?
  4. Lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai 25 tuần

Sự phát triển thai nhi tuần 25

Tuần thứ 25 của thai kỳ, mẹ và bé đã bên nhau đến tuần cuối trong tam cá nguyệt thứ 2 rồi đấy. Sự phát triển thai nhi tuần 25 có điều gì đặc biệt? Mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé? Hãy cùng khám phá nội dung bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!

Sự phát triển thai nhi 25 tuần tuổi như thế nào?

Ở tuần tuổi thứ 25, bé yêu của mẹ đã có chiều dài trung bình là 35cm và cân nặng khoảng 660g. So với tuần trước đó, bé đã phát triển khá nhanh với chiều dài tăng thêm 4-5cm.

Một số thay đổi của bé yêu khi bước sang tuần thai kỳ thứ 25 mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được. Chẳng hạn như:

  • Bé yêu đang nấc cụt

Trong thời gian này, bé vẫn đang làm quen với việc hít thở bằng cách nuốt nước ối. Khi nước ối đi vào cơ thể thường khiến bé bị nấc cụt. Mẹ cũng đã có thể cảm nhận được những cơn nấc cụt của con trong thời gian này.

  • Thai nhi 25 tuần tuổi đạp nhiều

Ở tuần tuổi thứ 25, bé cũng bắt đầu phản xạ nhanh hơn trước đó rất nhiều. Bên cạnh đó, các cơ tay và chân phát triển cũng khiến cho các cú huých, đạp chân của bé trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Thai nhi 25 tuần tuổi đạp nhiều

  • Bé đang xoay mình trong bụng mẹ

Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển thai nhi tuần 25 phải kể đến khả năng thính giác. Bé đã có thể nghe thấy và phản ứng với các âm thanh xung quanh mình. Nếu xuất hiện những tiếng ồn lớn, bé có thể phản ứng bằng cách đạp chân hoặc xoay mình trong bụng mẹ.

Điểm thay đổi nữa của thai nhi khi được 25 tuần tuổi là làn da đã hoàn chỉnh hơn, mượt và trở nên hồng hào hơn giống với một em bé sơ sinh. Lớp tóc trên đầu bé cũng bắt đầu dày hơn và mẹ có thể nhìn thấy chúng khi thực hiện siêu âm đấy.

Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý

Bước sang tuần cuối của giai đoạn 2 trong thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng nhanh để đáp ứng được sự phát triển về kích thước của bé. Lúc này, không chỉ vòng bụng mà cả vòng ngực và vòng mông của mẹ đều tăng size, đảm bảo cho các chức năng và nhiệm vụ sắp tới.

Tăng cân là hết sức cần thiết, nhưng nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mức tăng cân hợp lý ở giai đoạn giữa thai kỳ này là từ 4 – 5kg. Đồng nghĩa rằng, mỗi tuần ở các tháng giữa thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng 0. 4 – 0.5 kg là hợp lý.

Với các mẹ bầu mang thai đôi, các mẹ bầu có tiền sử béo phì hay thiếu cân trước khi mang thai, số cân nặng cần tăng thêm có thể dao động. Tùy tình trạng cụ thể mà mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề tăng cân khi mang thai của mình sao cho hợp lý nhất.

Thai nhi 25 tuần tuổi cần bổ sung gì?

Bé đang trong giai đoạn phát triển nhanh nhất, vì thế dinh dưỡng của mẹ bầu khi thai nhi 25 tuần là vấn đề hết sức quan trọng. Vậy, thai nhi 25 tuần tuổi mẹ bầu cần bổ sung gì tốt nhất. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho tuần thai kỳ thứ 25, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để mẹ khỏe và bé khỏe nhé!

  • Sữa ít béo

Sữa ít béo

Uống sữa hay sử dụng các chế phẩm từ sữa là cách bổ sung canxi tốt cho mẹ bầu. Giai đoạn này, mẹ bầu cần nhiều hàm lượng canxi hơn để giúp bé phát triển hệ xương và răng.

  • Rau xanh đậm

Các loại rau xanh đậm như: rau bina, rau dền, súp lơ xanh, bắp cải xanh… chứa lượng canxi tự nhiên nguồn gốc thực vật. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi 25 tuần. Đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh và tim mạch của bé.

  • Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm giàu dưỡng chất. Hàm lượng Omega 3 có trong cá hồi giúp bé phát triển thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Ngoài cá hồi, mẹ bầu có thể ăn thêm cá thu hay cá kiếm. Tuy nhiên, nên lưu ý nên ăn với lượng vừa phải vì các loại thực phẩm này có thể còn dư hàm lượng nhỏ thủy ngân (một loại chất không có lợi cho sự phát triển của thai nhi).

  • Các loại hạt

Hạt hạnh nhân, hạt óc chó mang giá trị dinh dưỡng cao. Mẹ bầu nên sử dụng chúng trong thực đơn bữa phụ hoặc làm món ăn vặt cho bà bầu khi mang thai. Loại hạt này an toàn với bà bầu, vì thế các mẹ bầu có thể ăn chúng trong suốt tất cả các tháng của thai kỳ.

Lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai 25 tuần

Khi thai nhi 25 tuần tuổi là lúc mẹ bầu nên lên kế hoạch sinh và chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết cho bé khi sinh. Vào các tuần sau của thai kỳ, việc đi lại có thể sẽ khó khăn hơn. Vì thế, mẹ nên chuẩn bị đồ cho bé ngay từ tuần thai kỳ này.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên kết hợp vận động và đi lại nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, giúp cho quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.

Lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai 25 tuần

Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày mẹ bầu nhé. Lượng nước phù hợp khoảng 1.5 – 2 lít/ngày. Nếu có thể, hãy để cơ thể phơi nắng dưới ánh nắng dịu khoảng 20 – 30 phút trong ngày. Việc này giúp mẹ bầu hấp thụ được lượng vitamin D tự nhiên, rất tốt cho mẹ và bé.

Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mẹ bầu nên tự thưởng cho mình những phút nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Hạn chế làm việc nặng, giữ tâm trạng thật thoải mái, tránh stress.

Nếu thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào như: ra máu, rỉ ối, đau bụng nhiều… hãy đến gặp ngay bác sĩ để được xử trí nhanh chóng và kịp thời.

Trên đây là một số chia sẻ về sự phát triển của thai nhi tuần 25. Hi vọng là nguồn tham khảo hữu ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Chủ đề: Sự phát triển thai nhi
5
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
BÀI TRƯỚC

Sự phát triển thai nhi tuần 24 và những lưu ý dành cho mẹ bầu

BÀI TIẾP THEO

Sự phát triển thai nhi tuần 27

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Sự phát triển thai nhi tuần 33

Sự phát triển thai nhi tuần 33

Sự phát triển thai nhi tuần 5

Sự phát triển thai nhi tuần 5

Bà bầu ăn ổi có tốt không?

Bà bầu ăn ổi có tốt không? Thực hư chuyện bà bầu ăn ổi bị ghẻ?

Khi cho con bú, mẹ ăn rau xanh thì phân của trẻ cũng có màu xanh phải không?

Khi cho con bú, mẹ ăn rau xanh thì phân của trẻ cũng có màu xanh phải không?

Có phải ăn xương là phòng được bệnh còi xương không?

Có phải ăn xương là phòng được bệnh còi xương không?

Tại sao phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Tại sao phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Theo dõi
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Có nên cho trẻ ăn mì chính không?

Có nên cho trẻ ăn mì chính không?

Nấu cơm nên dùng nước nóng hay lạnh?

Nấu cơm nên dùng nước nóng hay lạnh?

Sự phát triển thai nhi tuần 13

Sự phát triển thai nhi tuần 13

Cholesterol có vai trò như thế nào trong cơ thể?

Cholesterol có vai trò như thế nào trong cơ thể?

Bà mẹ sẽ được khám thai như thế nào?

Bà mẹ sẽ được khám thai như thế nào?

CHỦ ĐỀ

Acid béo Biếng ăn Bệnh thận Canxi Cholesterol Còi xương Dầu cá Dầu ăn Dị ứng sữa Gia vị Giảm cân Kẽm Loãng xương Melamin Mì chính Mật ong Người cao tuổi Ngộ độc thực phẩm Rối loạn lipid máu Suy dinh dưỡng Sự phát triển thai nhi Sữa chua Sữa đậu nành Thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt Thoái hóa khớp Thừa cân béo phì Tiêu chảy Táo bón Tăng huyết áp Ung thư Vitamin A Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Váng sữa Xơ vữa động mạch Đái tháo đường Đồ nướng
BÀI TIẾP THEO
Sự phát triển thai nhi tuần 27

Sự phát triển thai nhi tuần 27

Logo công ty AKIO Social

AKIO – Nâng tầm chất lượng và giá trị sống của người Việt dựa trên giá trị cốt lõi, nền tảng là Sức Khỏe

Facebook Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Sức khoẻ & Cuộc sống AKIO

Địa chỉ: Ngõ 29 Khương Hạ – Phường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Văn phòng: Số 73A Cù Chính Lan – Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Hotline: +84 98 616 0313

Email: contact@akioway.com

© AKIO 2024. All Rights Resevered

TRANG CHỦ | SƠ ĐỒ TRANG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ

© 2024 AKIO - All Rights Resevered

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x