Bước sang tuần thứ 24 của thai kỳ, một thời gian ngắn nữa thôi mẹ và bé sẽ chính thức được gặp nhau. Vì vậy, việc trang bị cho mình những hiểu biết về sự phát triển thai nhi tuần 24 là rất cần thiết để mẹ lên kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng mình.
Thai 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Sang tuần thứ 24, bé con của mẹ đã có trọng lượng là 600gram và chiều dài cơ thể khoảng 30cm. Các cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa.
Trong thời gian này, bé đã có cơ thể của một em bé vừa chào đời với đầy đủ các bộ phận. Nếu mẹ sinh non ở tuần thứ 24, tỷ lệ sống sót của bé có thể lên đến 85% nhờ vào những hỗ trợ từ y học hiện đại.
Bộ não của bé tiếp tục hoàn thiện những chức năng phức tạp hơn. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt cho từng giác quan như: vị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác. Đặc biệt, thính giác của bé trong thời gian này đã phát triển rất tốt. Bé có thể nhận diện được các âm thanh đến từ bên ngoài.
Một điểm nổi bật trong sự phát triển thai nhi tuần 24 chính là những chuyển động mạnh mẽ của bé. Lúc này, cơ tay và chân của bé đã phát triển cứng cáp hơn nhiều. Do đó, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được cử động của bé nhiều hơn, dù không đều đặn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nhận ra những lần bé nấc cụt do bé đang tập nuốt nước ối.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai 24 tuần tuổi?
Không chỉ thai nhi, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi khi bước sang những tuần cuối trong tam cá nguyệt thứ 2 này. Đây có thể là một khoảng thời gian khá khó khăn cho các mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
- Mẹ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn
Chẳng thể dấu được việc bạn đang mang thai tuần thứ 24 nữa. Sự phát triển thai nhi tuần 24 khiến bụng mẹ mỗi ngày một to hơn. Mẹ đã bắt đầu phải mặc các bộ quần áo rộng rãi dành riêng cho bà bầu rồi. Việc tăng kích thước vòng 2 cũng khiến cơ thể mẹ trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn, việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.
Mẹ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng đau lưng, đau bụng và co thắt dây chằng. Nguyên nhân là do áp lực đến từ thai nhi khiến cơ chằng của mẹ phải hoạt động tối đa, gây nên tình trạng căng cứng. Mẹ có thể bị đau nhiều hơn mỗi khi đứng lên ngồi xuống.
Chứng táo bón cũng là vấn đề khiến rất nhiều chị em phụ nữ mang thai phải lo ngại. Kích thước của thai nhi càng lớn thì áp lực lên ruột của mẹ lại càng nhiều, gây nên tình trạng táo bón. Mẹ hãy chủ động bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống đầy đủ nước mỗi ngày nhé.
Từ tuần thai này trở đi, mẹ cần đặc biệt lưu ý mỗi khi cần đứng lên ngồi xuống. Hãy di chuyển thật chậm, nếu có thể hãy nghỉ một vài phút trước khi muốn thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần dành đủ thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày.
- Kiểm soát việc tăng cân
Khi mang bầu, cơ thể mẹ rất dễ tăng cân do xu hướng tích trữ năng lượng và dinh dưỡng để nuôi con. Chính vì thế mà rất nhiều mẹ bầu đã mất đi vóc dáng thanh mảnh của mình khi mang thai. Việc tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà còn khiến mẹ khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt. Đối với tuần thứ 24, tăng từ 4-5kg là một mức tăng hợp lý. Tất nhiên, mức tăng này còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã bị thiếu cân thì số cân nặng cần tăng thêm sẽ phải cao hơn nữa và ngược lại.
- Dành thời gian cho con nhiều hơn
Trong bụng mẹ, bé bắt đầu nhận thức được thế giới bên ngoài rồi. Bé có thể cảm nhận được trạng thái cảm xúc của mẹ và nghe được tiếng của mẹ cũng như các âm thanh khác nữa. Vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn mỗi ngày nhé.
Mẹ bầu có thể trò chuyện, đọc sách, cho con nghe nhạc, kể chuyện dân gian cho bé nghe,… Những điều này sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn. Đồng thời, góp phần định hình tính cách trong tương lai của bé.
- Những xét nghiệm nào mẹ nên biết?
Việc thực hiện các xét nghiệm sẽ được chỉ đạo bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các xét nghiệm thường được chỉ đạo thực hiện nhất bao gồm:
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
– Xét nghiệm kháng thể Rh
– Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
– Xét nghiệm về bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Với một số mẹ bầu đã bỏ lỡ lần siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi bẩm sinh ở vài tuần trước đó thì mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi tuần 24 và sức khỏe của mẹ, mẹ bầu cần phải ghi nhớ tất cả những lưu ý trên. Đừng quên kết hợp với việc vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng khoa học đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé cũng là điều hết sức cần thiết. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin thật hữu ích cho mẹ nhé!