Sự phát triển thai nhi tuần 23 như thế nào? Mẹ bầu gặp những khó khăn gì khi mang thai tuần 23? Cần làm gì để có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất? Đây là những thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Cùng chúng tôi khám phá ngay câu trả lời trong bài viết sau đây.
Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Ở tuần tuổi thứ 23, Mẹ sẽ thấy bụng mình to lên đáng kể hơn so với tuần trước đó. Cơ thể bé yêu cũng có nhiều sự thay đổi, một số bộ phận tiếp tục phát triển và hoàn thiện các chức năng.
- Chỉ số thai 23 tuần tuổi
Tuần thứ 23 của thai kỳ, bé yêu phát triển nhanh cả về kích thước và trọng lượng cơ thể. Các chỉ số siêu âm thai trung bình đạt chuẩn như sau:
– Chiều dài từ đầu đến chân: 29cm
– Đường kính lưỡng đỉnh: 56mm.
– Chiều dài xương đùi: 39mm.
– Trọng lượng ước tính: 560g.
- Hoàn thiện chức năng hệ hô hấp
Ở tuần tuổi này, lỗ mũi của bé đã thông để chuẩn bị cho những hoạt động thở đầu tiên. Bên cạnh đó, các bộ phận thuộc hệ hô hấp, đặc biệt là phổi có những thay đổi mạnh mẽ. Chất hoạt dịch bao quanh túi phổi giúp bộ phận này có thể mở và chứa oxi.
- Lông tơ và tóc mọc rõ ràng hơn
Dù đã được hoàn thiện hơn so với các tuần thai kỳ trước đó, song da bé vào thời gian này vẫn còn khá mỏng và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Nguyên nhân là do lớp mỡ dưới da vẫn đang được hình thành, chưa lấp đầy làm căng làn da như trẻ sơ sinh.
Một điểm cần lưu ý trong sự phát triển thai nhi tuần 23 chính là sự xuất hiện của lớp lông tơ trên toàn bộ cơ thể. Lớp lông tơ này sẽ dần biến mất khi bé chuẩn bị chào đời. Bên cạnh đó, tóc của bé cũng đã bắt đầu rõ ràng hơn.
Thai nhi 23 tuần là bao nhiêu tháng?
Khi thai nhi được 23 tuần tuổi, đồng nghĩa với việc mẹ và bé đang ở giai đoạn tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian nằm trong tam cá nguyệt thứ 2. Tuy không còn mệt mỏi vì những trận ốm nghén như trước, nhưng đây cũng là lúc bụng mẹ đã lớn hơn rất nhiều, cả mẹ và bé đều sẽ tăng cân nhanh kể từ tuần thai kỳ này. Vì thế, việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày có thể gặp đôi chút khó khăn do sức nặng của cơ thể.
Trong trường hợp thai nhi bị sinh non trong tuần này, bé vẫn có thể sống sót nhờ vào chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ khuyết tật và dị tật là khá cao. Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu chuyển dạ trong thời gian này nhé.
Những khó khăn mẹ gặp phải khi mang thai tuần 23
Khoảng 3-4 tuần trở lại đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi của mẹ, do lúc này bụng mẹ vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên, sang tuần 23, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thai, một số mẹ lại gặp nhiều khó khăn như:
- Mất ngủ
Vấn đề đầu tiên mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải khi mang thai tuần 23 chính là mất ngủ. Trong thời gian này, bé con của mẹ đã vận động mạnh hơn rất nhiều. Những cú đạp của bé có thể làm mẹ bất chợt thức giấc.
- Phù chân và chuột rút
Chứng đi tiểu thường xuyên, nhất là vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ. Nguyên do là khi thai nhi phát triển lớn hơn trong khoang bụng mẹ, gây áp lực lên bàng quang khiến bộ phận này không giữ nước tiểu được lâu.
Khó khăn nữa mẹ bầu có thể gặp phải là chứng ợ nóng, chuột rút, đau chân cũng cản trở giấc ngủ của mẹ. Ở tuần thai kỳ này, nhiều mẹ bầu bị phù chân đặc biệt là những mẹ có chỉ số đường và chất đạm trong nước tiểu cao. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mẹ bầu cần lưu tâm vì nó báo hiệu nguy cơ sinh non hay tiền sản giật có thể gặp ở phụ nữ mang thai.
- Đi lại khó khăn
Sự nặng nề tại vùng bụng cũng khiến mẹ di chuyển và đi lại khó khăn hơn. Điều này khiến việc tập luyện hằng ngày bị cản trở. Tuy nhiên, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng và đều đặn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
Mẹ cần biết gì để đảm bảo an toàn thai kỳ?
Một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ, chế độ làm việc, nghỉ ngơi và vận động hợp lý sẽ giúp mẹ và bé luôn khỏe trong suốt thai kỳ nói chung và tuần thai thứ 23 nói riêng.
- Mang thai 23 tuần nên ăn gì?
Thắc mắc chung của chị em phụ nữ mang thai là tuần thai kỳ nào, giai đoạn thai kỳ nào nên ăn gì để tốt cho con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuần thứ 23 thai nhi đã phát triển khá ổn định, mẹ bầu không phải kiêng ăn nhiều loại thực phẩm như ở tam cá nguyệt thứ nhất. Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung vẫn cần đầy đủ: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Một số dưỡng chất quan trọng trong tuần thai kỳ này mẹ bầu nên bổ sung như: sắt, canxi, vitamin B9, photpho, vitamin A, vitamin C, omega 3… Các dưỡng chất này thường có nhiều trong thịt, trứng, rau xanh đậm, củ quả. Vì thế, mẹ bầu nên ưu tiên các thực phẩm này trong chế độ ăn của mình.
- Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng
Tập luyện các bài tập yoga tiền sản nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng giúp mẹ giải tỏa tâm lý và hạn chế các cơn đau mỏi. Đồng thời, nó giúp ích cho quá trình hấp thụ và trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé.
- Chú ý đến sự xuất hiện của những dấu hiệu lạ
Sự phát triển thai nhi tuần 23 cũng có thể khiến mẹ dễ mắc bệnh hơn. Do lúc này, hệ thống miễn dịch của mẹ suy giảm, là điều kiện để các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể. Hãy chăm sóc và để ý đến cơ thể mình để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nhé.
Mẹ có thể mắc phải hội chứng ống cổ tay trong thời gian này. Khi mắc hội chứng này, mẹ có thể cảm thấy đau siết ở ngón cái, ngón trỏ, ngón đeo nhẫn, hoặc đơn giản chỉ thấy tê. Khi gặp tình trạng này, mẹ nên nhẹ nhàng mát xa cho tay mình nhé. Mẹ cũng không nên dùng tay kê đầu khi ngủ.
Trong tuần thứ 23, mẹ có thể phải trải qua những thay đổi rất mạnh mẽ. Những cơn đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu như mẹ bầu nhận thấy những cơn đau bất thường, hay các triệu chứng lạ không rõ nguyên nhân, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn.
- Tiến hành các xét nghiệm cần thiết
Tuần thứ 22 là thời điểm vàng để tiến hành một số xét nghiệm nhằm dự đoán sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu mẹ đã bỏ lỡ lần khám thai ở tuần trước thì ở tuần thai thứ 23, mẹ cũng nên thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.
Những xét nghiệm này sẽ được thực hiện theo sự chỉ đạo từ bác sĩ chuyên khoa, bao gồm: đo cân nặng và huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 3D 4D, tiến hành double test, triple test,…
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh thì những hiểu biết về sự phát triển thai nhi tuần 23 là rất quan trọng. Thông qua những hiểu biết này, mẹ sẽ có kế hoạch dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ và phù hợp hơn. Chúc mẹ luôn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng con yêu nhé!