Sự phát triển thai nhi tuần 19 diễn ra rất mạnh mẽ. Bé có sự tăng trưởng vượt trội cả về cân nặng và chiều dài cơ thể. Cùng với sự lớn lên ngày một nhanh chóng của con, mẹ cũng cần trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức cần thiết để chuẩn bị thật tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Sự phát triển thai nhi tuần 19 như thế nào?
Ở tuần thứ 19, thai nhi có trọng lượng khoảng 240g, tăng khoảng 50gr so với tuần 18. Chiều dài tính từ đầu đến mông bé là khoảng 16cm. Nếu tính từ đầu đến chân, chiều dài cơ thể bé vào khoảng 25cm. Lúc này, bé yêu có kích thước như một trái xoài.
- Các chỉ số thai tuần 19
Siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi có thể đo và kiểm tra được các chỉ số phát triển của bé. Với các bé phát triển khỏe mạnh bình thường, chỉ số thai 19 tuần sẽ nằm trong mức trung bình sau.
-
- Đường kính lưỡng đỉnh trung bình khoảng 43mm, chỉ số dao động 37mm – 48mm.
- Chiều dài xương đùi trung bình khoảng 28, chỉ số dao động từ 27 – 32mm.
- Chu vi vòng đầu trung bình khoảng 164mm, chỉ số dao động 155 – 173mm.
- Chu vi vòng bụng trung bình khoản 147mm. chỉ số dao động 134 – 160mm.
- Cơ quan nội tạng trong cơ thể thai nhi phát triển hơn
Trong tuần quan trọng này, bé tiếp tục hoàn thiện các bộ phận và cơ quan trên cơ thể. Sự phát triển thai nhi tuần 19 tập trung vào sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng cơ thể. Lúc này, bé đã có một cơ thể tương đối hoàn chỉnh giống như trẻ sơ sinh thông thường.
Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu nuốt nhiều nước ối hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động và phát triển ổn định. Bé cũng bắt đầu thải phân su. Lượng chất thải này sẽ tích tụ trong ruột của bé và sẽ được thải ra từ 1 đến 2 ngày sau khi sinh. Một số trẻ cũng có thể thải phân su ngay trong bụng mẹ.
Đặc biệt, thận của bé đã bắt đầu bài tiết nước tiểu. Đồng thời, trên da đầu của thai nhi những sợi tóc nhỏ đã bắt đầu xuất hiện.
Kèm theo hiện tượng mọc tóc của bé, một số mẹ bầu có thể sẽ gặp triệu chứng ho và ngứa cổ. Dân gian vẫn gọi đây là hiện tượng “ho mọc tóc” khi mang thai.
- Cử động của thai nhi 19 tuần
Trong tuần 19, mẹ cũng cảm nhận được những cử động của bé yêu rõ ràng hơn. Nếu mẹ bầu đang băn khoăn “thai nhi 19 tuần biết đạp chưa” thì đáp án là “rồi” mẹ nhé.
Trường hợp thai kỳ đã bước sang tuần 19 mà mẹ vẫn không cảm nhận được bất cứ một cử động nào của bé, tốt hơn hết hãy đến phòng khám sản khoa hoặc bệnh viện thăm khám kiểm tra sức khỏe của bé để yên tâm hơn.
Những lời khuyên dành cho mẹ bầu
Mang thai và sinh con là một quá trình khó khăn đối với bất kỳ người mẹ nào, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu. Vì vậy, những lời khuyên từ các chuyên gia là vô cùng cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn này.
Một kế hoạch cho chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý trong thời gian này là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, khi thai đã được 19 tuần tuổi cũng là lúc mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn cho mình kế hoạch cho việc sẽ chọn bệnh viện nào để sinh bé, cần mua sắm những đồ đạc gì trước khi sinh…
- Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ
Thai nhi tuần 19 cần bổ sung gì? Đây hẳn luôn là đề tài được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này của thai kỳ mẹ bầu cần một thực đơn với đầy đủ các dưỡng chất quan trọng sau:
-
- Sắt: Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non hoặc chảy máu nhiều khi sinh. Mẹ cần bổ sung sắt thông qua các thực phẩm như: trứng gà, sữa, rau xanh, thịt,…
- Canxi: Canxi rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương khớp của bé. Bên cạnh đó, thiếu canxi cũng có thể khiến mẹ gặp các tình trạng như: đau răng, viêm lợi,… Vì vậy, hãy bổ sung thêm canxi vào thực đơn hàng ngày thông qua các thực phẩm như: tép, cua, tôm, sữa…
- Chất xơ: Chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây.
- Protein, vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Mẹ nhớ bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên cám trong chế độ ăn của mình nhé.
- Tập luyện nhẹ nhàng để có một thai kỳ khỏe mạnh
Ngoài dinh dưỡng, mẹ cũng cần lên kế hoạch cho việc tập luyện hàng ngày để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi tuần 19. Các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, yoga tiền sản,… sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu và bài tiết nhanh hơn. Nhờ đó, thai nhi cũng nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ hơn.
- Trò chuyện cùng con yêu
Ở tuần thai này, con bạn đã có thể nghe rất rõ âm thanh từ bên ngoài. Thậm chí, bé đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ, của bố và của người lạ rồi đấy. Hãy dành thời gian để trò chuyện và nói những lời yêu thương với con của bạn mỗi ngày nhé. Điều này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình và giúp con bạn phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn đấy.
- Theo dõi những cử động của con
Trong thời gian này, mẹ cần để ý đến những chuyển động của con trong bụng.
Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra nhé. Mẹ cũng cần chú ý tiến hành siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi thường xuyên sức khỏe của con mình.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản về sự phát triển thai nhi tuần 19 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé!