X

Sự phát triển thai nhi tuần 12

Vào tuần thứ 12 này, mẹ và bé đã đi qua được những khó khăn ban đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn 2/3 chặng đường ở phía trước, mẹ vẫn phải chuẩn bị thật tốt cho thời gian mang thai này. Để làm được điều đó, những hiểu biết về sự phát triển thai nhi tuần 12 là rất cần thiết.

Sự phát triển thai nhi tuần 12 như thế nào?

Ở tuần thứ 12 này, bé yêu đã có kích thước ngang với một trái chôm chôm. Kích thước thai 15 tuần đã phát triển nhanh hơn rất nhiều so với tuần 11. Chiều dài cơ thể là khoảng 5.5cm với trọng lượng khoảng 15g. 

Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển thai nhi tuần 12 chính là các phản xạ. Bé bắt đầu thực hiện các cử động nhiều hơn. Các ngón tay co duỗi, ngón chân cong lên. Nếu gõ nhẹ vào bụng, mẹ có thể cảm nhận được cơ thể bé đang ngọ nguậy bên trong đấy.

Ngoài ra, trong thời gian này, hệ xương khớp của bé cũng trở nên cứng cáp hơn. Hệ thống thần kinh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực não bộ. Nhịp tim thai vào thời gian này là khoảng 120 đến 160 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Nếu mẹ để ý kỹ có thể cảm nhận được nhịp tim của con mình.

Nếu như trong các tuần trước đó, 2 mắt của bé còn xa nhau và hướng về 2 bên thái dương thì đến tuần 12, hai mắt đã đã hoàn thiện hơn và di chuyển gần nhau. 2 tai cũng di chuyển dần về phía sau như người bình thường.

Tại tuần 12, cơ quan sinh dục của bé cũng có sự phát triển đáng kể. Nếu tiến hành siêu âm, mẹ có thể xác định được giới tính của bé. Tuy nhiên, độ chính xác vẫn chưa cao. Để chắc chắn hơn, mẹ nên đợi thêm một vài tuần tuổi nữa nhé.

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu khi mang thai 12 tuần

Thai 12 tuần bụng to chưa, câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm đặc biệt là với các chị em mang thai lần đầu. Thông thường, ở tuần thai kỳ này kích thước vòng 2 của mẹ bầu đã tăng đáng kể, nhiều mẹ bầu đã lộ bụng rõ rệt, ngoại hình trở nên đầy đặn hơn. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mang thai vòng bụng chỉ mới nhô lên một chút khi ở tuần thứ 12 của thai kỳ.

Điểm quan trọng trong thời kỳ này là các hormon trong cơ thể mẹ đã dần ổn định. Do đó, các triệu chứng ốm nghén, tâm trạng thay đổi thất thường của các tuần trước đó sẽ có dấu hiệu giảm sút. Tình trạng ốm nghén sẽ chỉ kéo dài thêm một vài tuần nữa là sẽ chấm dứt.

Bắt đầu từ tuần thứ 12 của thai kỳ, một số mẹ bầu bị ợ nóng thường xuyên do trào ngược dạ dày, thực quản hay thường xuyên xuất hiện khí hư tại cơ quan sinh dục. Hiện tượng bài tiết sữa non để chuẩn bị cho sự ra đời của bé cũng có thể xuất hiện từ tuần thai kỳ này. Những dấu hiệu trên đều rất bình thường khi mang thai tháng thứ 3. Do đó, mẹ bầu hãy yên tâm và giữ tâm lý ổn định nhé.

Mẹ bầu mang thai 12 tuần nên ăn gì?

Để giúp thai nhi có một hệ tim mạch khỏe toàn diện, các chỉ số siêu âm thai về chiều dài, cân nặng đạt chuẩn, mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều vitamin, sắt, kẽm và các acid béo, đặc biệt là omega 3.

Các dưỡng chất kể trên được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau, củ quả và thực phẩm. Vì thế, mẹ bầu mang thai 12 tuần nên ăn gì để con khỏe mạnh và thông minh luôn là chủ đề hết sức được quan tâm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn này của thai kỳ mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm sau đây: 

  • Trái cây: lựu, kiwi, dâu tây, việt quất, táo, nho, cam, bưởi.
  • Các loại rau củ có màu xanh đậm: súp lơ, rau cải xanh, mướp…
  • Sữa, các loại thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà), ngũ cốc…

Những xét nghiệm nào mẹ nên thực hiện khi thai 12 tuần tuổi

Trong giai đoạn quan trọng này, mẹ cần được thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé. Các xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh của thai nhi. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên thực hiện những xét nghiệm sau đây:

  • Siêu âm đo độ mờ da gáy kết hợp đo nồng độ beta-hCG tự do. Đây là một công việc rất quan trọng để xác định liệu con bạn có nguy cơ mắc hội chứng down hay không.
  • Xét nghiệm Double Test: Qua kiểm tra lấy máu mẹ bầu, các bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
  • Xét nghiệm Triple Test giúp phát hiện nguy cơ thai không não hoặc dị tật ống thần kinh.
  • Xét nghiệm máu giúp xác định mẹ có bị thiếu máu hay không. Tình trạng thiếu máu của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là những xét nghiệm khá quan trọng mà mẹ nên lưu ý. Việc thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào cũng nên tuân theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý dành cho mẹ bầu tháng thứ 3

Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện của mình. Mẹ cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với cơ thể. Đặc biệt cần chú ý bổ sung thêm sắt và axit folic. Ngoài ra, luyện tập thể thao nhẹ nhàng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, ma túy. Bất kỳ việc sử dụng loại thuốc Tây y nào cũng cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm được sự phát triển thai nhi tuần 12. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!