Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn cuối trong thai kỳ. Lúc này tâm lý và sinh lý của mẹ cũng như của bé đều có những thay đổi vượt bậc. Những kiến thức về sự phát triển thai nhi tuần 34 sẽ giúp mẹ bầu có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở sắp tới.
Sự phát triển thai nhi tuần 34 như thế nào?
Thai nhi 34 tuần tuổi đã phát triển rõ rệt cả về chiều cao và cân nặng. Cơ thể bé cũng có nhiều thay đổi rõ rệt.
- Chỉ số thai 34 tuần
Thai nhi 34 tuần tuổi có chiều dài cơ thể khoảng 45cm. Cân nặng của bé khoảng 2377g. Đường kính lưỡng đỉnh trung bình là 85mm. Chiều dài xương đùi khoảng 65mm.
- Lớp lông tơ trên cơ thể bé mỏng dần
Trong thời gian trước đó, cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm và mỏng để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đến tuần thai kỳ này thì lớp lông ấy đã gần như biến mất hoàn toàn. Bé đã mang cơ thể của một trẻ sơ sinh bình thường với kích thước nhỏ hơn một chút.
- Hệ thần kinh hoàn thiện
Ở tuần thai này, não và hệ thống thần kinh của bé đã trở nên hoàn thiện. Hệ xương khớp vẫn đang phát triển, cơ thể thai nhi lúc này cứng cáp hơn rất nhiều so với các tuần trước đó.
Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là canxi.
Nếu không nhận đủ canxi cho sự phát triển thai nhi tuần 34, bé sẽ lấy khoáng chất từ cấu trúc xương của mẹ. Điều này có thể gây ra nhiều nguy hại cho mẹ.
- Hệ tiêu hóa hoàn thiện
Khi bước sang tuần tuổi thứ 34, hệ tiêu hóa của bé đã trở nên hoàn thiện. Ngay lúc này, bé đã sẵn sàng để có thể hấp thụ và tiêu hóa được các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
- Móng tay bé mọc dài ra
Móng tay của bé đã bắt đầu mọc từ tuần thai kỳ thứ 33. Tuy nhiên, đến tuần thứ 34 mẹ mới có thể nhìn thấy những chiếc móng tay nhỏ xinh trên đầu ngón tay của bé trong video thai nhi 34 tuần qua hình ảnh siêu âm.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi mang thai tuần 34
Mệt mỏi, nặng nề, lo lắng là cảm giác thường trực đối với mẹ bầu. Những thay đổi mãnh liệt trong cơ thể mẹ lại càng khiến mẹ trở nên căng thẳng hơn. Trong giai đoạn này, mẹ gặp rất nhiều khó khăn khác nhau:
- Mệt mỏi và đi lại nặng nhọc
Thai lớn dần kết hợp với việc tăng cân, tăng vòng bụng, vòng ngực khiến việc di chuyển của mẹ trở nên khó khăn và nặng nhọc hơn nhiều. Khi làm bất kỳ việc gì mẹ cũng cảm thấy rất nhanh mất sức và mệt mỏi. Nếu có thể mẹ nên dành cho mình nhiều ngày nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe.
- Mất ngủ
Mẹ có thể phải đối mặt với tình trạng mất ngủ do những cơn đau nhức thường xuyên trên người. Đặc biệt là tình trạng đi tiểu thường xuyên có thể khiến mẹ rất khó chịu.
- Da sạm và đi
Khá nhiều phụ nữ gặp chứng sẩn phù ở da. Lúc này, cơ thể mẹ xuất hiện những vết mẩn ngứa trên bụng, đùi hoặc mông. Mặc dù đây là căn bệnh thông thường và không gây nguy hại, nhưng chúng khiến mẹ không thoải mái và mất tự tin. Nếu quá lo lắng về tình trạng này, mẹ hãy đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
- Đau đầu chóng mặt
Tình trạng đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế có thể trở nên nghiêm trọng hơn trước. Bên cạnh đó, mẹ vẫn sẽ phải trải qua các triệu chứng đã quen thuộc trong các tuần trước đó như: các cơn co thắt trong ngày, chán ăn, khó tiêu, táo bón, trĩ,…
Các dấu hiệu sinh non mẹ cần chú ý
Sinh non là điều không ai mong muốn, vì nó không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, thời gian ra đời chính xác của con rất khó để xác định, bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào.
Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức và sẵn sàng cho việc sinh non:
– Đau bụng từng cơn liên tục và đều đặn.
– Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, kết hợp với máu và nước ối.
– Cơn co tử cung xuất hiện liên tục với tần suất khoảng 2-3 lần/phút và tăng dần.
– Cổ tử cung tăng dần, mẹ cảm thấy rất đau bụng.
Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non cũng không phải là điều gì quá nguy hiểm. Bởi tỷ lệ sống sót của thai nhi vẫn là rất cao khi mẹ bầu sinh bé ở tuần thai kỳ này. Tuy nhiên, sinh đủ ngày tháng vẫn là tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 34 tuần
Trong thời điểm quan trọng này, mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe bản thân thường xuyên, để ý đến các dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ có thể tự đo huyết áp, nhịp tim tại nhà để theo dõi. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Mẹ cũng cần đặc biệt đến chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé. Các chất mẹ cần bổ sung đầy đủ cho tuần thai này bao gồm: sắt, axit béo omega 3, canxi, đạm, chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Đừng quên dành nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi và dưỡng sức. Việc vận động nhẹ nhàng trong nhà cũng giúp mẹ khỏe mạnh và thư giãn hơn.
Tuần thứ 34 của thai kỳ là thời điểm thích hợp để mẹ lên kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh. Hãy chuẩn bị đồ đạc, quần áo để sẵn sàng nhập viện khi có dấu hiệu lâm bồn mẹ bầu nhé!
Nắm vững được những thay đổi trong sự phát triển thai nhi tuần 34 sẽ giúp mẹ chủ động hơn cho giai đoạn tới. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho mẹ. Chúc mẹ bầu và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!