X

Làm gì để phòng ngừa tăng cholesterol máu?

a. Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe:

  • Kiểm soát chất béo trong khẩu phần để năng lượng do chất béo cung cấp ≤ 20% tổng lượng calo hàng ngày.
  • Hạn chế cholesterol trong chế độ ăn: giới hạn mức cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày là 200 mg. Hạn chế ăn nội tạng, sữa nguyên kem, thịt mỡ, thức ăn chiên rán, sử dụng trứng ở mức 1 – 2 quả/tuần.
  • Ăn thực phẩm có chất xơ hòa tan: chất xơ hòa tan giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu. Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm cám yến mạch, đậu đỗ, gạo lứt hoặc gạo xay xát không kỹ, lúa mạch, cam quýt, dâu tây, các loại rau….
  • Giảm bớt thịt thay bằng cá: Một số loại cá béo hay sống ở nước lạnh như cá hồi, cá thu và cá trích – chứa lượng lớn chất béo không bão hòa đa là axít Omega –3. Omega – 3 làm giảm nồng độ triglycerid và LDL.
  • Sử dụng sản phẩm từ đậu nành: Các hợp chất từ đậu nành Isoflavon tác động như hormon kiểm soát nồng độ cholesterol. Ăn protein đậu nành làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL), triglycerid, và tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL).
  • Hạn chế uống rượu và không nên uống rượu nếu có nồng độ triglycerid cao.
  • Giảm ăn các thức ăn, đồ uống có hàm lượng đường cao.

b. Luyện tập:

  • Thừa cân thúc đẩy nồng độ cholesterol cao và giảm cân giúp cải thiện nồng độ cholesterol. Có kế hoạch, chương trình luyện tập hợp lý để giảm cân theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.
  • Tạo nếp sống năng động, hoạt bát và tránh trì trệ.Không nên hút thuốc:

c. Không nên hút thuốc:

  • Nếu hút thuốc, hãy dừng lại. Nếu chưa hút thuốc, đừng bắt đầu hút thuốc. Khi ngừng hút thuốc, nồng độ HDL của bạn có thể trở về bình thường.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia