Rau ngót là rau xanh bổ dưỡng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với bà bầu rau ngót lại là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đến sự an toàn của thai nhi. Bà bầu ăn rau ngót được không? Bầu mấy tháng được ăn rau ngót? Những băn khoăn trên sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Bà bầu ăn rau ngót được không?
Nhiều quan niệm cho rằng, ăn rau ngót gây sảy thai. Đây không phải là lời đồn không có cơ sở. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong rau ngót có chứa thành phần papaverin, một trong những chất có thể gây sảy thai, khiến phụ nữ sinh con non.
Glucocorticoid có trong lá rau ngót làm giảm sự hấp thụ canxi và photpho của cơ thể. Mẹ bầu ăn rau ngót có thể bị hạ canxi, mất ngủ và khó thở.
Dù rau ngót chứa nhiều chất xơ, chất đạm, vitamin A, C, canxi, photpho và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, loại rau xanh này cũng được khuyến cáo là nên hạn chế sử dụng trong thai kỳ.
Với mẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn rau ngót. Nhưng tốt nhất không nên ăn trong 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn nhạy cảm, ăn rau ngót dễ khiến mẹ bầu mất con.
Trường hợp mẹ bầu có sức khỏe yếu, sức khỏe thai nhi không ổn định hay trường hợp mang thai theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, tốt hơn hết nên loại bỏ rau ngót ra khỏi danh sách những thực phẩm có trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Vậy, “bà bầu ăn rau ngót được không”, đáp án là có, nhưng không nên ăn. Nếu ăn chỉ nên ăn với một lượng nhỏ vừa đủ nằm trong khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai nhi.
Lỡ ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có sao không?
Ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có sao không? Đáp án còn tùy thuộc vào cơ địa và cơ địa của mẹ bầu cũng sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Có trường hợp uống nước rau ngót, ăn nhiều rau ngót trong ba tháng đầu gây sảy thai hay gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ bầu ăn rau ngót ở những tháng đầu sinh con ra vẫn an toàn khỏe mạnh.
Lỡ ăn rau ngót ở giai đoạn đầu mang thai, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác như: đau bụng, đau co thắt tử cung… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí từ các bác sĩ có chuyên môn.
Bà bầu mấy tháng được ăn rau ngót?
Rau ngót là món rau “đại kỵ” không nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu có thể ăn rau ngót để làm phong phú thêm thực đơn cũng như bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót. Ăn rau ngót ở giai đoạn này dễ làm tăng nguy cơ đau thắt tử cung, dẫn đến sinh con non hoặc thai chết lưu, ảnh hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ăn bao nhiêu rau ngót thì sảy thai
Bà bầu chỉ nên ăn rau ngót ở 3 tháng giữa của thai kỳ nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, ổn định. Lượng rau ngót vừa đủ theo khuyến cáo từ các chuyên gia dành cho bà bầu là không quá 30g/ngày. Bà bầu nên chế biến rau ngót chín kỹ trước khi ăn, không nên ăn rau ngót sống hay uống nước rau ngót.
Xoay quanh chủ đề “bà bầu ăn rau ngót”, không ít người quan tâm rằng: “ăn bao nhiêu rau ngót thì sảy thai”. Điều này chưa có một tài liệu nào đưa ra con số chính xác, đáp án còn tùy thuộc vào tình trạng mang thai của từng thai phụ.
Tuy nhiên, nếu có ý định phá thai bằng rau ngót, chúng tôi khuyên bạn không nên áp dụng, vì nó thiếu an toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: viêm nhiễm tử cung, sót thai, sót nhau thai…
Bà bầu ăn rau ngót sau sinh tốt không?
Ăn rau ngót trong thai kỳ dễ khiến thai nhi bị nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của mẹ bầu. Tuy nhiên, loại rau xanh này lại là “thực phẩm vàng” đối với phụ nữ sau sinh.
Mẹ bầu ăn rau ngót sau sinh giúp bổ âm, nhuận tràng. Món canh rau ngót giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh, đẩy lùi sản dịch nhanh và sạch. Đồng thời, hạn chế được tình trạng sót nhau thai, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh.
Lượng vitamin A, vitamin C dồi dào có trong rau ngót giúp tăng cường sức đề kháng ở mẹ bầu. Đặc biệt, với các mẹ sinh mổ ăn rau ngót sẽ giúp nhanh lành vết mổ.
Rau ngót chứa nhiều protein và chất xơ, ít chất béo, ít calo. Mẹ bầu sau sinh ăn rau ngót giúp tránh táo bón, làm đẹp da, nhanh chóng lấy lại được vóc dáng sau sinh. Ngoài ra, ăn rau ngót còn cung cấp giá trị dinh dưỡng giúp lợi sữa, đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
.
Tuy ăn rau ngót có lợi cho mẹ bầu sau sinh nhưng cũng không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều. Ăn nhiều rau ngót có thể làm giảm sự hấp thụ canxi, photpho, gây ngộ độc hay là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ sau sinh.
Hãy áp dụng những kiến thức chia sẻ trên để biết cách sử dụng rau ngót đúng cách khi mang thai mẹ bầu nhé.
Chúc mẹ bầu và bé yêu luôn khỏe mạnh.