X

Bà bầu ăn nhãn được không?

Nhãn là loại trái cây có vị ngọt, tính nóng. Có nhiều quan niệm cho rằng, phụ nữ mang thai ăn nhãn có thể gây sảy thai hay sinh non. Vậy thực hư thế nào? Bà bầu ăn nhãn được không? Lợi hại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bà bầu ăn nhãn được không? Lợi hại ra sao?

Cùi của trái nhãn tươi có chứa nước, protid, chất béo, đường saccarose, glucose, acid tartric, vitamin A, B, C, sắt, kali, phốt pho… Ăn nhãn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nó không phải là loại trái cây phù hợp với tất cả mọi người. 

Bà bầu ăn nhãn được không? Đáp án là “CÓ” nhưng cần phải cân nhắc thận trọng. Bà bầu ăn nhãn lợi có mà hại cũng không phải không.

  • Lợi ích của trái nhãn với bà bầu

“Nhỏ mà có võ” ăn nhãn với một lượng vừa đủ hoàn toàn vô hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Ngược lại, nó còn đem đến một số lợi ích không ngờ như:

– Phục hồi năng lượng, giảm triệu chứng ốm nghén

Trong trái nhãn có khá nhiều đường glucose và saccarose giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, phục hồi năng lượng nhanh chóng. Ăn nhãn còn có tác dụng giúp bà bầu giảm các triệu chứng ốm nghén, ngủ ngon giấc hơn.

– Cải thiện tiêu hóa

Protein và chất béo có trong quả nhãn giúp cải thiện tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, khó tiêu hay tiêu chảy thường gặp ở phụ nữ mang thai.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Bà bầu ăn nhãn giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho quá trình tạo máu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào có trong quả nhãn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, hạn chế các bệnh viêm răng, chảy máu nướu răng…

– Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu

Ăn nhãn có lợi cho da, tóc và cả hệ tim mạch cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu ăn nhãn sẽ giúp hạn chế tình trạng nám, sạm da khi mang thai. Đồng thời, giúp bà bầu kiểm soát cân nặng, tăng cân lành mạnh trong thai kỳ.

– Xổ giun tự nhiên, an toàn

Trong suốt thời kỳ mang thai, việc dùng thuốc xổ giun là cấm chỉ định với bà bầu. Chất acid tartic có trong trái nhãn có công dụng giúp xổ giun tự nhiên, vô cùng an toàn. Bà bầu có thể xổ giun bằng cách ăn nhãn mà không cần lo lắng về các tác động xấu tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

  • Bà bầu ăn nhãn có tác hại gì?

Trái nhãn có những tác hại nhất định nếu bà bầu ăn quá nhiều hoặc trong một số trường hợp đặc biệt khác, có thể liệt kê ra như:

– Bà bầu ăn nhiều nhãn gây tiểu đường, tăng huyết áp

Tiểu đường thai kỳ thực sự gây khó chịu, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trong trái nhãn có chứa khá nhiều đường. Tuy có có công dụng giúp phục hồi năng lượng, nhưng nếu ăn quá nhiều thì mẹ bầu sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc chứng tiểu đường, tăng huyết áp khi mang thai.

– Bà bầu ăn nhãn bị nổi mụn nhọt

Nhãn là loại trái cây nhiệt đới, ăn nhiều nhãn sẽ khiến cơ thể mẹ bầu nóng lên. Nhiệt độ cơ thể thay đổi, nóng trong có thể gây nổi mụn nhọt ở phụ nữ mang thai khi ăn quá nhiều nhãn.

– Bà bầu ăn nhãn gây sảy thai

Bà bầu ăn nhãn hoàn toàn có nguy cơ sảy thai, sinh non nếu ăn nhiều và thường xuyên loại quả này. Tính nóng của trái nhãn khiến động huyết động thai, ho ra máu, đau tức bụng, làm tổn thương thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân tại sao phụ nữ mang thai không nên ăn nhãn.

Bà bầu ăn nhãn trong thai kỳ cần lưu ý điều gì?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai khi, bà bầu ăn nhãn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn nhãn để hạn chế nguy cơ sảy thai và sinh non.
  • Bầu tháng cuối có ăn nhãn được không? Vào tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn nhãn mà không cần lo sợ sẽ sinh non như khi bà bầu ăn món trái này ở tháng thứ 7 – 8.
  • Với phụ nữ có tiền sử mắc các chứng bệnh nóng trong, tiểu đường thai kỳ, béo phì, người bị tăng huyết áp, không nên hoặc hạn chế ăn nhãn. Bởi nó sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bà bầu ăn nhãn với lượng vừa phải khoảng 200 – 300g/ngày. Ngoài nhãn tươi, có thể chọn món long nhãn để thay thế. Tuy nhiên, cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm long nhãn sấy.

  • Ăn nhãn vào bữa phụ, tốt nhất là nên ăn vào bữa phụ, trước thời điểm bữa chính của bà bầu từ 1 – 2h.

Lợi ích của trái nhãn trong thai kỳ đối với mẹ và thai nhi là điều không thể phủ nhận. Bà bầu ăn nhãn sẽ thu được nhiều lợi ích nếu biết ăn lượng vừa đủ và đúng cách. 

Hi vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi, các mẹ đã biết được đáp án cho câu hỏi “bà bầu ăn nhãn có được không”.

Vậy nên, bà bầu có thể ăn nhãn, đừng nên kiêng nhãn hoàn toàn trong suốt quá trình mang thai.