X

Bà bầu ăn na có tốt không? Mách bà bầu ăn na đúng cách

Bà bầu ăn na có tốt không? Để hấp thụ được nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu ăn na như thế nào cho đúng cách? Tham khảo đáp án ngay sau đây mẹ nhé!

Thành phần dinh dưỡng của trái na

Na hay còn gọi là mãng cầu ta, đây là loại trái cây có vị ngọt, tính ấm, rất nhiều bà bầu thích ăn. 100gr thịt quả na sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 65kcal.

Thành phần trong 100gr thịt quả na có 82.5g nước, 1.6gr protein, 35 mg vitamin C, 36 mg Canxi, 45mg phốt pho, cùng nhiều dưỡng chất khác như: Kali, Natri, Đồng, Vitamin nhóm B (B3, B6, B9)…

Bà bầu ăn na có tốt không? Có hại gì không?

Thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nguồn dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Ngoài các loại thực phẩm, rau củ, hạt ngũ cốc thì hoa quả là món không thể thiếu trong thực đơn dành cho mẹ bầu.

Một trong các loại trái cây được nhiều mẹ bầu lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ là trái na. Nhưng mẹ bầu có nên ăn na không? Ăn na có hoàn toàn an toàn cho mẹ và thai nhi hay không?

  • Bà bầu ăn mãng cầu na được không?

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, ăn mãng cầu ta thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ốm nghén. Đồng thời, làm giảm thiểu nguy cơ sảy thai hay sinh non.

Có thể kể ra một số lợi ích của trái na đối với mẹ bầu và thai nhi như:

– Giúp mẹ bầu ổn định hệ tim mạch, kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu thường gặp cảm giác lo âu, stress khi mang thai, đặc biệt là với lần đầu làm mẹ. Trái na có chứa hàm lượng natri và kali cân bằng giúp ổn định huyết áp và nhịp tim ở phụ nữ mang thai, kích thích tâm trạng mẹ bầu thoải mái, thư giãn hơn.

Na có vị ngọt dễ ăn, giúp kích thích vị giác cho bà bầu. Trong trái na không chứa cholesterol và các chất béo bão hòa, vì thế mẹ bầu ăn na sẽ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

– Tăng đề kháng, tránh chứng táo bón

Lượng vitamin C có trong trái na giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn khi bị ốm nghén. 

Lượng chất xơ lý tưởng trong trái na giúp kích thích cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện và ngăn ngừa chứng táo bón thường gặp ở bà bầu. 

– Tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Ăn na giúp tăng cường lượng protein, acid béo omega-6, giúp hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ của thai nhi.

Hàm lượng vitamin B6 có trong trái na còn có lợi cho cả não bộ của mẹ bầu. Trái na thực sự có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng “não cá vàng” trước và sau khi sinh.

Không chỉ tốt cho não bộ, trái na còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Loại trái cây này còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

  • Tác dụng phụ có thể gặp khi bà bầu ăn na

Trái na là vô hại với mẹ bầu nếu ăn lượng vừa phải và đúng cách. Ngay cả ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu ăn na cũng không gây bất cứ một tác hại xấu nào cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, na là trái cây có vị ngọt, ăn nhiều sẽ không tốt, đặc biệt là với các mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu bị tiểu đường ăn nhiều na sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên trầm trọng hơn, không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Đông Y có chép, na là trái cây có tính nóng. Phụ nữ có thể trạng cơ thể bị nóng trong, ở thời kỳ mang thai ăn nhiều na sẽ không tốt. Tính nóng của na có thể gây táo bón hoặc nổi mụn ở bà bầu. Do đó, nếu ăn na mà bị táo bón hay nổi mụn thì việc “mẹ bầu có nên ăn na không” là việc cần cân nhắc.

Bà bầu ăn na đúng cách phải như thế nào?

Thịt quả na rất nhiều dưỡng chất, nhưng hạt của nó lại chứa lượng độc tố cao. Vì thế, ăn na đúng cách mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy,  bà bầu ăn na sao cho đúng cách để tốt cho cả mẹ và thai nhi?

Hãy bắt đầu từ việc lựa chọn trái na tốt nhất cho mẹ bầu.

  • Chọn quả na chín vừa, mắt to, trắng vỏ liền.
  • Chọn na dai hoặc na bở tùy theo sở thích của mẹ bầu.
  • Những trái na bị rệp có nhiều vảy trắng trên vỏ hay vỏ na bị thâm đen, chảy nước là những trái na đã chín quá nhừ hoặc bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, mẹ bầu không nên ăn.

Mẹ bầu ăn na tuyệt đối không được cắn vỡ hạt na. Trong hạt na có chứa chất độc, khi hạt na bị vỡ, độc tố sẽ lan ra thịt na, mẹ bầu ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ăn na rất tốt, nhưng mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn một quả na thôi nhé. Nên ăn na vào bữa phụ để thay thế cho các món đồ ăn vặt cho bà bầu.

Bà bầu sau sinh có ăn được na không?

Có nhiều mẹ rỉ tai nhau rằng “sau khi sinh ăn na sẽ bị mất sữa”. Vậy ăn na có mất sữa không? Bà bầu sau sinh có ăn được na không?

Ăn na mất sữa là lời đổi thổi không có căn cứ. Ngược lại, trong quả na còn có nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ bầu sau sinh. Phụ nữ mới sinh con, ăn na sẽ giúp kích thích sự hoạt động của tuyến sữa, giúp sữa về nhiều hơn, thơm hơn.

Không chỉ lợi sữa, bà bầu sau sinh ăn na còn tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, trái na còn có công dụng giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc và cân nặng, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp da sáng và khỏe đẹp.

Mẹ bầu hãy áp dụng những kiến thức chia sẻ trên để xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh, đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Chúc các mẹ thành công!