X

Những loại rau bà bầu không nên ăn

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho phụ nữ mang thai. Bài viết sau đây sẽ liệt kê “những loại rau bà bầu không nên ăn”. Mẹ bầu nên kiêng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Những loại rau bà bầu không nên ăn, cần kiêng kỵ

Rau củ quả là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Nhưng một số loại rau xanh nếu ăn nhiều có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

Vậy bà bầu không nên ăn rau gì? Bà bầu kiêng ăn các loại rau nào? Ngải cứu, rau sam, rau răm, rau ngót, rau chùm ngây là 5 loại rau không nên có, hoặc đặc biệt hạn chế trong chế độ ăn của bà bầu.

  • Ngải cứu

Ngải cứu nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu ăn ngải cứu ở những tháng đầu làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến các hậu quả nguy hiểm như sảy thai hoặc sinh non.

Ngay cả ở những tháng giữa hay tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngải cứu để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

  • Rau sam

Rau sam là loại rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B, trong rau sam có chứa hàm lượng cao acid béo omega 3. Vì thế, rau sam được xem như một loại “thảo dược” tốt với sức khỏe con người.

Dù hàm lượng dưỡng chất có trong rau sam vô cùng phong phú nhưng rau sam lại là loại rau bà bầu nên kiêng. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn cao, phụ nữ mang thai ăn rau sam sẽ làm tử cung bị kích thích, gây ra các cơn đau do co thắt tử cung. Tình trạng xấu hơn khi bà bầu ăn nhiều rau sam có thể bị chảy máu, gây sảy thai.

  • Rau răm

Người Việt thường dùng rau răm để ăn kèm với một số món ăn giúp gia tăng mùi vị, kích thích ăn ngon miệng. Loại rau sống nhỏ bé tưởng chừng như vô hại nhưng không hề tốt với bà bầu.

Bà bầu ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không những thế, ăn quá nhiều rau răm có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, do trong loại rau này có chứa chất gây co bóp tử cung.

  • Rau chùm ngây

Chùm ngây được tôn vinh là “thần dược” với hàm lượng dưỡng chất dồi dào đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Nhưng thật bất ngờ, khi nó không hề tốt với các mẹ bầu như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Rau chùm ngây có chứa chất alpha sitosterol. Alpha Sitosterol là chất có khả năng làm ngăn ngừa khả năng thụ thai. Đồng thời, hoạt chất này còn gây co trơn tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai cao ở phụ nữ đang mang bầu.

  • Rau ngót

Rau ngót có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Đây là loại rau có thể chế biến thành nhiều món ngon, dễ ăn, thường bắt gặp trong nhiều bữa cơm gia đình của người Việt. Nhưng rau ngót không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu.

Trong 100g rau ngót có đến 1.5g chất xơ. Ăn nhiều rau ngót sẽ khiến dư thừa chất xơ, làm rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy ở mẹ bầu.

Hàm lượng chất papaverin được tìm thấy trong rau ngót gây nên hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung.

Bà bầu ăn rau ngót quá nhiều sẽ gây sảy thai, sinh non.

Những loại rau bà bầu nên ăn để tốt cho cả mẹ và bé

Phụ nữ mang thai không nên bỏ qua những loại rau bà bầu nên ăn để tốt cho cả mẹ và bé sau đây:

  • Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một trong những loại rau xanh thẫm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bà bầu nên ăn.

Trong súp lơ xanh có chứa nhiều vitamin A, C, K, Canxi, phốt pho, chất xơ. Đặc biệt, lượng acid Folic có trong loại rau này là nguồn dưỡng chất “vàng” giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

  • Măng tây

Bà bầu ăn măng không tốt, không mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, món măng tây lại nằm trong danh sách những loại rau bà bầu nên ăn.

Bà bầu ăn măng tây giúp tăng cường sức đề kháng, giúp đẩy lùi chứng táo bón và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, măng tây còn cung cấp dồi dào dưỡng chất như đạm, canxi, magie, kẽm, kali, folacin… giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mắt sáng, thông minh.

  • Rau muống

Trong 100g rau muống có tới 2,5mg sắt. Bà bầu ăn rau muống sẽ giúp bổ sung sắt, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu.

Ăn rau muống còn giúp bà bầu cân bằng đường huyết trong máu, giúp tránh và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, rau muống còn chứa lượng các amino acid, vitamin A, B, C, canxi và hàm lượng cao chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

  • Rau chân vịt

Bà bầu ăn rau chân vịt giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật, ổn định đường huyết, lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu các nguy cơ gây sinh non.

Vitamin A, B, C, D, K, E, omega 3, acid folic và nhiều dưỡng chất khác như canxi, sắt, kali có trong rau chân vịt giúp tăng cường sự phát triển não bộ cho thai nhi. Đồng thời, đây cũng là những dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh.

  • Rau cải xoăn

Trong cải xanh có chứa beta carotene và protein tốt cho mẹ bầu. Bà bầu ăn 100g rau cải xanh mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Lượng omega 3 và các khoáng chất có trong rau cải xoăn giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.

Bà bầu có thể ăn rau cải xoăn ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Loại rau này an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều vì rau cải xoăn chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Một thực đơn lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy thuộc lòng những loại rau bà bầu không nên ăn và nên ăn, để lựa chọn thực phẩm phù hợp đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ mẹ nhé!