Mướp đắng là món ăn giúp kích thích vị giác được nhiều người yêu thích. Nhưng với mẹ bầu, nó không phải là món ăn tuyệt hảo. Bà bầu ăn được mướp đắng không? Lợi hại như thế nào? Hãy cùng khám phá chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.
Bà bầu ăn mướp đắng được không?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất như: kali, kẽm, mangan, sắt… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng có lợi cho thai kỳ.
Tuy nhiên, trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều chất kích thích gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng cân đo lợi và hại khi bà bầu ăn mướp đắng để tìm được đáp án cho câu hỏi “bà bầu ăn mướp đắng được không”?
- Lợi ích khi bà bầu ăn mướp đắng
Bà bầu ăn mướp đắng đúng cách, đúng thời điểm, với lượng vừa phải sẽ có những lợi ích như:
-
- Ngăn ngừa dị tật thai nhi:
Hàm lượng vitamin B9 trong trái khổ qua khá lớn. Khi mang thai, mẹ bầu ăn 100g mướp đắng có thể cung cấp đủ 25% nhu cầu về folate mỗi ngày. Đây là một trong những cách bổ sung folate tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
-
- Phòng chống tiểu đường thai kỳ:
Chất charantin và những khoáng chất khác trong mướp đắng có công dụng ổn định lượng đường huyết. Bổ sung mướp đắng vào thực đơn dinh dưỡng giúp bà bầu giảm thiểu các nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Thậm chí, với những thai phụ đang mắc tiểu đường, ăn mướp đắng sẽ làm giảm các tình trạng của bệnh.
-
- Tăng sức đề kháng:
Sự thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Mướp đắng đáp ứng tới 50% nhu cầu về vitamin C cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng còn hỗ trợ việc hấp thụ canxi và sắt, giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu thường gặp ở phụ nữ có thai.
-
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón:
Bà bầu ăn mướp đắng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ khá cao. Hàm lượng chất xơ có trong mướp đắng giúp đẩy lùi và ngăn ngừa chứng táo bón ở thai phụ. Mẹ bầu ăn mướp đắng giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn, giảm thiểu sự khó chịu do táo bón ở bà bầu.
- Tác hại của mướp đắng với phụ nữ mang thai
Mướp đắng có ít chất béo, không phải là loại thực phẩm có lợi cho bà bầu. Bà bầu ăn mướp đắng có thể sẽ phải đối diện với những tác hại xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ lẫn thai nhi.
-
- Gây đau bụng, ợ hơi:
Mướp đắng có thể gây đau bụng hoặc ợ hơi nếu mẹ bầu làm dụng món ăn này trong thời kỳ mang thai.
Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, đau bụng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của bà bầu.
-
- Gây ngộ độc:
Mướp đắng có chứa các độc tính gây ngộ độc cho bà bầu như: quinine, morodixin. Đặc biệt, chất vicine trong hạt mướp đắng có thể khiến thai phụ bị nôn ói, đau co thắt bụng, thậm chí gây hôn mê.
-
- Gây sinh non, sảy thai:
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng gây kích thích, làm tăng cơ thắt tử cung. Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng ở những tháng đầu của thai kỳ có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai.
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mướp đắng làm tăng các cơn co thắt tử cung. Ăn nhiều mướp đắng ở giai đoạn này của thai kỳ có thể khiến thai phụ sinh non và phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Với những lợi ích và tác hại kể trên, lời khuyên cho bà bầu là tốt nhất không nên ăn mướp đắng khi mang thai.
Bà bầu vẫn có thể ăn mướp đắng, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng nhỏ và tốt nhất không nên sử dụng món ăn này thường xuyên.
Mang thai tháng thứ mấy có thể ăn được mướp đắng?
Ăn mướp đắng hại nhiều hơn lợi, tuy nhiên nếu mẹ bầu quá thèm thì có thể ăn món ăn này vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ.
Thai nhi ở 3 tháng đầu chưa ổn định, đây là thời điểm nhạy cảm có thể khiến mẹ bầu mất con lạm dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như mướp đắng. Vì thế, ở giai đoạn này mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng để tránh gây sảy thai.
Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai nhi đã dần ổn định, nếu thèm mướp đắng, mẹ bầu có thể ăn 1 bữa/tuần và mỗi bữa không sử dụng quá 200g mướp đắng. Lưu ý rằng, nếu sau khi ăn xuất hiện hiện tượng gì bất thường như: nổi mẩn, buồn nôn, chóng mặt… cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý.
Giai đoạn cuối thai kỳ, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ bầu không nên ăn mướp đắng để tránh nguy cơ sinh non.
Lỡ ăn mướp đắng khi mang thai phải làm sao?
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định rằng ăn mướp đắng sẽ làm sảy thai hay gây dị tật thai nhi. Mẹ bầu lỡ ăn mướp đắng khi mang thai cũng đừng quá lo lắng.
Trước tiên bạn cần bình tĩnh, sự lo lắng sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của bà bầu, không tốt cho thai nhi. Sau khi ăn, mẹ bầu cần để ý xem có bất cứ hiện tượng nào bất thường hay không. Nếu có, mẹ bầu hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và lắng nghe cách xử lý từ các bác sĩ có chuyên môn.
Mang thai là hành trình tuyệt diệu đối với người phụ nữ. Hãy là người mẹ thông minh trong việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho mẹ và thai nhi bạn nhé.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc xây dựng thực đơn lành mạnh và an toàn.