Thứ Năm 15 Tháng 5 2025
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sức khỏe & Cuộc sống AKIO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
TRANG CHỦ HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG

Ăn thịt ếch, nhái có gây ra bệnh sán nhái không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  1. Đặc điểm ấu trùng sán nhái gây bệnh
  2. Chu kỳ phát triển và gây bệnh của ấu trùng sán nhái
  3. Phòng bệnh bằng cách nào?

Ăn thịt ếch, nhái có gây ra bệnh sán nhái không?

Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ ếch, nhái, rắn… Nếu ếch, nhái được chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì khi ăn, ấu trùng sán nhái ký sinh ở thịt ếch, nhái xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy khi ăn thịt ếch nhái chưa được nấu chín, nguy cơ bị mắc bệnh ấu trùng sán nhái là điều không thể tránh khỏi.

Đặc điểm ấu trùng sán nhái gây bệnh

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở các nước châu Á và một số nước ở châu Âu nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn từ các nước khác đến. Sán nhái thường gây bệnh cho con người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên riêng là Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganosis. Bệnh sán nhái là bệnh lây truyền qua động vật. Vật chủ chính và nguồn gây nhiễm bệnh là những động vật ăn thịt như chó, mèo và các loài hoang dại. Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của các động vật đó.

Chu kỳ phát triển và gây bệnh của ấu trùng sán nhái

Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, nó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn. Những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai của sán. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài khoảng vài cm, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp như uống nước mất vệ sinh ở nơi có những loài phù du, giáp xác đã bị nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim… sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Từ nguồn thức ăn này ấu trùng sán nhái xâm nhập vào ống tiêu hóa, xuyên vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, một số tập quán sinh hoạt còn lạc hậu ở vùng thôn quê như người dân có quan niệm cho rằng đau mắt đỏ là do “bốc hỏa”, nên dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hỏa” thì bệnh sẽ khỏi; việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là người có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai bị ấu trùng sán nhái xâm nhập và ký sinh sẽ gây bệnh. Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi mắt, mí mắt… Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh chỗ ấu trùng sán ký sinh, đôi khi người bệnh thấy có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện thấy ấu trùng sán nhái có dạng hình sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong các nội tạng thì tiên lượng bệnh sẽ rất nặng.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim… chưa được nấu kỹ. Ở vùng nông thôn cần bỏ tập quán lạc hậu dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, mọi người cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim…, nếu chưa nấu chín kỹ thì không ăn để đề phòng bị mắc bệnh ấu trùng sán nhái.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
13
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
BÀI TRƯỚC

Ăn đặc sản côn trùng có tốt không?

BÀI TIẾP THEO

Ăn thủy sản nhiễm kim loại nặng, độc hại thế nào?

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Người bệnh đái tháo đường có uống sữa được không?

Người bệnh đái tháo đường có uống sữa được không?

Hàng tháng trẻ vẫn tăng cân nhưng chưa đạt chuẩn thì có đáng lo không?

Hàng tháng trẻ vẫn tăng cân nhưng chưa đạt chuẩn thì có đáng lo không?

Có phải nước ninh hầm xương thịt thì tốt cho trẻ không?

Có phải nước ninh hầm xương thịt thì tốt cho trẻ không?

Tại sao người ta trộn melamin vào sữa?

Tại sao người ta trộn melamin vào sữa?

Có phải trong môi trường đá lạnh vi khuẩn bị tiêu diệt không?

Có phải trong môi trường đá lạnh vi khuẩn bị tiêu diệt không?

Cholesterol có vai trò như thế nào trong cơ thể?

Cholesterol có vai trò như thế nào trong cơ thể?

Theo dõi
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN

Khi trẻ mắc bệnh thì nên cho trẻ bú như thế nào?

Khi trẻ mắc bệnh thì nên cho trẻ bú như thế nào?

Bà bầu ăn khoai lang được không?

Bà bầu ăn khoai lang được không? Bà bầu có nên ăn khoai lang không?

Một ngày cho trẻ ăn mấy bữa?

Một ngày cho trẻ ăn mấy bữa?

Dinh dưỡng và Hoạt động thể lực

Dinh dưỡng và Hoạt động thể lực

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ?

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ?

CHỦ ĐỀ

Acid béo Biếng ăn Bệnh thận Canxi Cholesterol Còi xương Dầu cá Dầu ăn Dị ứng sữa Gia vị Giảm cân Kẽm Loãng xương Melamin Mì chính Mật ong Người cao tuổi Ngộ độc thực phẩm Rối loạn lipid máu Suy dinh dưỡng Sự phát triển thai nhi Sữa chua Sữa đậu nành Thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt Thoái hóa khớp Thừa cân béo phì Tiêu chảy Táo bón Tăng huyết áp Ung thư Vitamin A Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Váng sữa Xơ vữa động mạch Đái tháo đường Đồ nướng
BÀI TIẾP THEO
Ăn thủy sản nhiễm kim loại nặng, độc hại thế nào?

Ăn thủy sản nhiễm kim loại nặng, độc hại thế nào?

Logo công ty AKIO Social

AKIO – Nâng tầm chất lượng và giá trị sống của người Việt dựa trên giá trị cốt lõi, nền tảng là Sức Khỏe

Facebook Youtube

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Sức khoẻ & Cuộc sống AKIO

Địa chỉ: Ngõ 29 Khương Hạ – Phường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Văn phòng: Số 73A Cù Chính Lan – Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội

Hotline: +84 98 616 0313

Email: contact@akioway.com

© AKIO 2024. All Rights Resevered

TRANG CHỦ | SƠ ĐỒ TRANG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • KHOÁ HỌC
    • ELEARNING
    • DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CÁ THỂ HOÁ
    • DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG & KỸ NĂNG TƯ VẤN
    • QUẢN TRỊ VÓC DÁNG
    • DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
    • CÙNG MẸ BÊN CON
    • ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
  • TƯ VẤN DINH DƯỠNG
  • KIẾN THỨC
    • KIẾN THỨC CHUYÊN GIA
    • HỎI ĐÁP DINH DƯỠNG
    • CẨM NANG MẸ VÀ BÉ
    • KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
    • CÂU CHUYỆN DINH DƯỠNG
  • LIÊN HỆ

© 2024 AKIO - All Rights Resevered

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x