Tuần thứ 15 là giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được rõ hơn sự hiện diện của thai nhi trong bụng mình. Vậy sự phát triển thai nhi tuần 15 như thế nào? Có những thay đổi nào diễn ra trên cơ thể mẹ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của chúng tôi.
Sự phát triển thai nhi tuần 15
Trong tuần 14, bé đã phát triển đầy đủ các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đến tuần 15 này, cơ thể bé vẫn tiếp tục được hoàn thiện và bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh về kích thước và trọng lượng.
- Chỉ số thai 15 tuần
Thai 15 tuần là mấy tháng? Chỉ số thai 15 tuần có thay đổi nhiều gì so với giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi? Đây là câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm.
Theo cách tính tuổi thai theo tuần thì thai 15 tuần thuộc tam cá nguyệt thứ hai. Mang thai 15 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ.
Chỉ số thai 15 tuần sẽ là một trong những dấu hiệu nhận biết thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể căn cứ các chỉ số trung bình của thai nhi ở tuần thai kỳ này như sau:
-
- CRL: chiều dài đầu mông – 101mm.
- BPD: đường kính lưỡng đỉnh – 29mm.
- FL: chiều dài xương đùi – 17mm.
- EFW: cân nặng ước tính – 90 – 110g.
- Nhịp tim thai 15 tuần tuổi trung bình từ 120 – 160 lần/phút.
- Sự phát triển các bộ phận và cơ quan
Ở 15 tuần tuổi, da của thai nhi khá mỏng và mờ. Hình ảnh thai nhi 15 tuần tuổi qua siêu âm, có thể giúp mẹ quan sát thấy các mạch máu bên trong cơ thể bé. Các cơ quan cảm thụ của bé cũng bắt đầu phát triển mạnh trong giai đoạn này.
Mặc dù mắt bé vẫn còn nhắm chặt nhưng những phản xạ thị giác đã được hình thành. Bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng và phản ứng với những kích thích ánh sáng. Ngoài ra, vị giác của bé cũng đã được hình thành dù bé chưa thể phân biệt được các vị khác nhau.
Một điểm rất quan trọng khác trong sự phát triển thai nhi tuần 15 chính là bé đã bắt đầu tập thở. Trong môi trường bào thai, bé tập thở bằng cách luân chuyển nước từ mũi đến các bộ phận khác thuộc hệ hô hấp. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của phế nang trong phổi.
- Sự vận động của thai 15 tuần tuổi
Sự vận động của thai ngày càng mạnh mẽ và rõ nét hơn trong giai đoạn này. Bé có thể cử động các ngón tay, xòe, nắm tay, mút tay và ngọ nguậy chân. Bé cũng đã có thể xoay người, lắng nghe được các âm thanh bên ngoài.
Nếu mẹ có cảm nhận tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ đã có thể nhận thấy phần nào những chuyển động của bé. Tuy nhiên, thường thì thai phụ sẽ phải chờ đến tuần thứ 20, các vận động của bé mới thực sự rõ ràng.
- Thai nhi 15 tuần tuổi biết trai hay gái chưa?
Cơ quan sinh dục của bé đã bắt đầu hình thành từ tuần 11, đến tuần 15 đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn giới tính của thai nhi. Mẹ bầu nên đợi thêm một vài tuần tuổi nữa để có kết quả chính xác nhất nhé. Ngoài ra, việc tiết lộ giới tính thai nhi trước khi sinh cũng phụ thuộc vào quy định của từng bệnh viện và pháp luật hiện hành.
Cuộc sống của mẹ thay đổi thế nào khi mang thai 15 tuần?
Trong tuần thứ 15 này, mẹ sẽ sớm trải nghiệm nhiều khoảnh khắc tuyệt diệu trong thai kỳ khi cảm nhận được từng cử động của bé yêu. Nhưng bạn cũng đừng quá nôn nóng nhé. Nhiều phụ nữ mang thai phải đợi thêm đến tuần thứ 17 hoặc hơn mới nhận diện được những chuyển động của con.
Tuần thứ 15 là giai đoạn ổn định của thai, rất an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể cảm thấy khỏe hơn rất nhiều, nguy cơ sảy thai, động thai cũng không còn quá cao.
Do lúc này, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, mặc dù cơ thể bé chỉ có chiều dài khoảng 10cm và trọng lượng là 90g.
Hiện tượng ốm nghén đã chấm dứt hoàn toàn ở tuần thai kỳ thứ 15, nhưng mẹ vẫn có thể phải chịu đựng một số triệu chứng khó chịu như: ngạt mũi, chảy máu cam, các vấn đề về răng miệng, khí hư tại cơ quan sinh dục,… Đây là những triệu chứng rất bình thường khi mang thai tuần 15.
Thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển thi nhi tuần 15. Mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua thực phẩm ăn hằng ngày. Trong đó, sắt và axit folic là nhóm chất mà mẹ bầu cần chú ý nhiều nhất.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng thiếu máu. Vì vậy, mẹ cần bổ sung lượng sắt đầy đủ cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: thịt đỏ, các loại đậu, hạt bí ngô, động vật thân mềm,…
Axit folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hạn chế nguy cơ sảy thai, động thai ở mẹ. Hãy lựa chọn súp lơ, bắp cải, các loại hạt nguyên cám,… trong chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu nhé. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Ngoài chế độ ăn, mẹ bầu cũng nên có chế độ tập luyện và vận động hợp lý.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi, yoga tiền sản,… sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, tăng sức chịu đựng và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Quan tâm đến sự phát triển thai nhi tuần 15 là điều cần thiết để mẹ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi trong thời kỳ này. Cùng với đó, mẹ cũng cần lên kế hoạch chăm sóc bản thân để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.