Thai nhi được 10 tuần tuổi và mẹ đã mang thai 2 tháng rưỡi. Sự phát triển thai nhi tuần 10 sẽ khiến mẹ khá bất ngờ. Hãy chúng chúng tôi cùng khám phá sự thay đổi của bé yêu ở tuần thai kỳ này mẹ bầu nhé!
Thai nhi 10 tuần phát triển như thế nào?
Mẹ bầu có thể cảm nhận được sự phát triển thai nhi tuần 10 một cách rõ rệt hơn rất nhiều so với các tuần trước đó. Bên cạnh đó, những thay đổi của bé yêu ở tuần thai kỳ này cũng dễ dàng nhận thấy khi mẹ bầu đi khám hoặc siêu âm thai.
- Kích thước thai nhi 10 tuần tuổi
Trong tuần thứ 10 của thai kỳ, bé đã có chiều dài cơ thể là 10cm. Mọi bộ phận trên cơ thể đã được hình thành đầy đủ như một người trưởng thành, dù chưa thực sự hoàn thiện.
Về cơ thể bên ngoài, móng tay và móng chân đã bắt đầu hình thành. Cùng với sự phát triển của não bộ, trán của bé cũng bắt đầu phồng lên. Trên mí mắt hình thành lông mi để bảo vệ đôi mắt của bé.
- Cơ thể bé trở nên hoàn thiện hơn
Khi thai nhi được 10 tuần tuổi, các cơ quan trong cơ thể, thận, ruột, gan bắt đầu hoạt động đồng bộ và thực hiện đúng chức năng của nó. Tủy sống cũng đã có thể sản xuất ra bạch cầu. Nếu bé cưng của bạn là con trai, hormon testosterone cũng được sản sinh trong cơ thể bé nhờ sự phát triển của tinh hoàn.
- Thai máy nhiều và thường xuyên hơn
Trong tuần thứ 10 này, bé đã có thể mút ngón tay cái rồi đấy! Mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều nhưng trong bào thai, bé hoạt động liên tục: vặn mình, xoay người, đá, trườn,… Mẹ bầu có thể quan sát những hoạt động này khi siêu âm nhé!
Thai máy nhiều và thường xuyên hơn là một trong những dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh. Mẹ bầu nhờ thế mà có thể yên tâm hơn về sự phát triển của bé yêu.
- Nhịp tim thai 10 tuần tuổi
Nhịp tim thai nhi khi 10 tuần tuổi trung bình đạt khoảng 120 – 160 lần/phút. Nếu tim đập trên 180 lần/phút là tim thai nhanh. Trường hợp nhịp tim cao hơn ngưỡng bình thường nhiều lần, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận và lắng nghe các chỉ định của bác sĩ về cách xử lý cũng như điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Mẹ bầu mang thai 10 tuần nên ăn gì?
Khi mang thai 10 tuần, kích thước vòng bụng của mẹ bầu đã tăng một cách đáng kể, nhô cao hơn trước khá nhiều. Những gân xanh ở bụng và ngực của mẹ bầu cũng xuất hiện.
Sự thay đổi về sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu là điều dễ dàng nhận thấy. Một số mẹ bầu có thể bị ốm nghén, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt thường xuyên. Nghiêm trọng hơn có thể bị tiểu đường hay mắc chứng táo bón thai kỳ.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm ốm nghén, chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn đóng vai trò quan trọng. Vậy mang thai 10 tuần mẹ bầu nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho thai phụ mang thai 10 tuần.
- Thực phẩm giàu acid folic
Bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm như: trứng gà, súp lơ, ngũ cốc… làm giảm thiểu nguy cơ sinh non hay sảy thai.
Acid folic cũng là dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất này sẽ ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Thực phẩm giàu sắt và canxi
Sắt và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hình thành nên các tế bào hồng cầu và hệ xương ở bé. Vì thế, tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ bầu đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu sắt và canxi vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé.
Sắt có nhiều trong các loại rau xanh sẫm, thịt đỏ, tim gan động vật. Khoáng chất này sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai. Đồng thời, làm giảm sự các cơn co thắt tử cung khi mang thai và lúc chuyển dạ.
Canxi giúp bé có một hệ xương, răng và móng chắc khỏe, hạn chế tình trạng còi xương, thiếu cân khi sinh. Canxi có nhiều trong sữa, phomai, trứng, cua, tôm, đậu đỗ…
- Thực phẩm giàu vitamin B6
Mang thai 10 tuần, nhiều mẹ bầu phải đối diện với những trận ốm nghén gây mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên nôn ói rất khó chịu. Để giảm ốm nghén, mẹ bầu hãy ăn các thực phẩm giàu vitamin B6 như: rau xanh, các loại quả họ cam (cam, quýt, bưởi)…
Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 10 tuần
Tuần thứ 10 là tuần quan trọng đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn phôi thai. Bé yêu của bạn giờ đây chính thức có hình dạng của con người và được coi là một thai nhi. Chính vì vậy, việc vận động của mẹ trong thời gian này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Những bài tập luyện đơn giản mà nhẹ nhàng sẽ gia tăng tuần hoàn máu, tăng lượng oxy đưa vào thai nhi, giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Nhờ đó, bé sẽ phát triển toàn diện và mạnh khỏe hơn.
Khi vận động, cơ thể tiết ra hormon endorphin giúp mẹ khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bé con cũng sẽ cảm nhận được trạng thái vui vẻ, phấn khích này của mẹ đấy.
Ngoài ra, luyện tập thể dục cũng giúp mẹ tăng cường sức khỏe cho bản thân, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và chào đời của thai nhi. Khi cơ thể mẹ dẻo dai, khỏe mạnh hơn sẽ giúp việc sinh con dễ dàng hơn.
Những bài vận động nhẹ nhàng khi mang thai ở tuần thứ 10 sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ sâu giấc và dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai như: đau lưng, táo bón,…
Các môn thể thao dành cho mẹ bầu mang thai 10 tuần
Vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đi bộ, bơi lội, yoga là những môn thể thao dành cho mẹ 3 tháng đầu thai kỳ
- Đi bộ
Đi bộ rất tốt cho hoạt động của tim mạch. Mặt khác, bạn cũng có thể tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
Mẹ bầu có thể dành chút thời gian đi lại trong văn phòng, trong nhà hoặc dạo quanh siêu thị khi mua sắm. Hãy nhớ chuẩn bị cho mình một đôi giày thật thoải mái và đừng quên mang theo nước nhé.
- Bơi lội
Bơi lội không yêu cầu các động tác quá khó nhưng lại có tác động lên toàn cơ thể. Môn thể thao này giúp mẹ săn chắc cơ, cải thiện hệ tuần hoàn và tim mạch. Bơi lội cũng khiến tâm lý thai phụ thư giãn và nhẹ nhàng hơn.
- Yoga
Yoga tiền sản rất tốt cho sự phát triển thai nhi tuần 10. Những bài tập nhẹ nhàng được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu có thể được thực hiện tại nhà. Các động tác có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tăng cường sức khỏe để đối mặt với những khó khăn trong các tuần mang thai sắp tới.
Lưu ý: Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, mẹ bầu cần ngưng luyện tập ngay lập tức: đau đầu, chóng mặt, nhịp tim thay đổi bất thường, khó thở, co thắt tử cung, chảy máu, đau bụng,…
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về sự phát triển thai nhi tuần 10 cũng như cách chăm sóc sức khỏe, chế độ tập luyện dành cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!