Sự phát triển thai nhi tuần 9 có tác động trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé trong các tuần sau của thai kỳ. Vì thế, nắm rõ được những thay đổi của thai nhi ở tuần thai này là hết sức cần thiết.
Sự phát triển thai nhi tuần 9 như thế nào?
Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi đang có những bước phát triển quan trọng. Thông qua siêu âm, mẹ có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra đối với con yêu của mình.
- Kích thước thai nhi 9 tuần tuổi
Kích thước của bé lúc này khoảng bằng một quả nho. Thai nhi 9 tuần tuổi có chiều dài khoảng 2.5cm và trọng lượng là 28g. Thai vẫn còn rất nhỏ nhưng đang trong quá trình phát triển rất mạnh mẽ.
- Não bộ bé phát triển mạnh hơn
Phần đuôi cột sống trên cơ thể thai nhi đã biến mất hoàn toàn vào tuần thứ 9. Sự phát triển thai nhi tuần 9 tập trung vào khu vực bộ não. Phần đầu của bé phát triển mạnh và lớn hơn tương đối so với các phần khác của cơ thể. Trọng lượng phần đầu là khoảng 3g. Mí mắt của bé đã được hình thành, phần chóp mũi cũng trở nên rõ ràng hơn.
- Xuất hiện ruột và hậu môn
Tuần thứ 9 của thai kỳ, hệ thống tiêu hóa của bé đã bắt đầu phát triển với sự xuất hiện của ruột và hậu môn. Trong tuần này, hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi cũng sẽ giúp quan sát được cơ quan sinh dục của bé.
Thông qua siêu âm, mẹ cũng có thể nhìn thấy những cử động nhẹ nhàng của bé do cơ bắp đã bắt đầu phát triển.
- Nhịp tim thai 9 tuần tuổi
Bước sang tuần tuổi thứ 9 – 10, nhịp tim trung bình của thai nhi có thể đạt đến 170 lần/phút. Nhịp tim của bé ở giai đoạn này tăng hơn so với các tuần trước đó và sẽ có xu hướng giảm ở các tuần thai kỳ tiếp theo.
Mang thai 9 tuần nên siêu âm không?
Tuần thứ 9 là một trong những cột mốc quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên siêu thai ở tuần thai này để biết thêm nhiều thông tin về sự phát triển của thai nhi. 2 phương pháp siêu âm phổ biến được sử dụng ở tuần thai kỳ thứ 9 là siêu âm qua thành bụng và siêu âm đầu dò.
- Siêu âm qua thành bụng
Siêu âm qua thành bụng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Thực hiện siêu âm thành bụng không gây đau đớn, khó chịu cho mẹ và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại kết quả chính xác như siêu âm đầu dò.
Trước khi siêu âm qua thành bụng, mẹ cần làm căng bàng quang để tử cung được bộc lộ rõ hơn. Nhờ đó, quá trình quan sát sự phát triển thai nhi tuần 9 trở nên dễ dàng hơn.
- Siêu âm đầu dò
Nếu đi khám thai thông thường, phương pháp siêu âm qua thành bụng sẽ được sử dụng. Nhưng trong trường hợp mẹ bầu mang thai 9 tuần tuổi không thấy tim thai, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò.
Với phương pháp này, đầu dò sẽ được đưa vào bên trong qua âm đạo của mẹ bầu. Sử dụng nguồn sóng âm từ đầu dò, các thiết bị sẽ ghi nhận lại hình ảnh của thai nhi bên trong. Siêu âm đầu dò sẽ đem lại kết quả chính xác hơn so với siêu âm qua thành bụng.
Siêu âm thai tuần thứ 9 có tốt không?
Nhiều ý kiến tranh luận rằng siêu âm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi phương pháp này cần sử dụng đến những sóng âm có tần số cao. Trong khi đó, thai nhi thời kỳ này rất dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh việc siêu âm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Do đó, phương pháp này vẫn được sử dụng rất phổ biến. Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Nhiều phụ nữ mang thai vì rất háo hức muốn được gặp con nên thường xuyên đi siêu âm.
Lời khuyên từ các chuyên gia dành cho mẹ bầu là chỉ nên đi siêu âm định kỳ. Hoặc siêu âm khi có những chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như: xuất huyết, đau bụng, ngất khi mang thai,… phương pháp siêu âm cũng cần được thực hiện để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm có thể gặp phải một số bỡ ngỡ khi đi khám và siêu âm thai. Vì thế, hãy bỏ túi những lưu ý sau đây để việc siêu âm thai được diễn ra một cách thuận lợi nhất nhé!
- Nếu đã từng siêu âm thai ở các tuần trước đó, mẹ bầu cần đem theo kết quả siêu âm để bác sĩ có được đánh giá sức khỏe tổng quát nhất.
- Để làm căng bàng quang hỗ trợ việc siêu âm qua thành bụng, mẹ bầu cần nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi siêu âm.
- Mẹ nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi siêu âm.
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và ghi nhớ lịch khám thai định kỳ.
- Mẹ có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi, thắc mắc về thai nhi để nhờ bác sĩ giải đáp. Chẳng hạn như: thai nhi 9 tuần tuổi mẹ nên ăn gì? có thể bổ sung các loại viên uống nào? nên uống sữa gì khi mang thai 9 tuần tuổi…
Tóm lại, siêu âm để kiểm tra sự phát triển thai nhi tuần 9 là không gây nguy hại và ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên siêu âm khi có chỉ định từ bác sĩ, tránh việc lạm dụng quá nhiều vào phương pháp này.