Tuần thứ 7 là thời điểm giữa của giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Sự phát triển thai nhi tuần 7 có thể đi kèm với các dấu hiệu ốm nghén nặng hơn mà thai phụ cần phải vượt qua. Để chuẩn bị thật tốt cho thời gian này, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết đối với mẹ bầu.
Sự phát triển thai nhi tuần 7 như thế nào?
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bé con của mẹ đã bắt đầu phát triển não bộ, hệ tuần hoàn và có nhịp tim. Mặt bé cũng đã được định hình với sự xuất hiện của mắt và mũi. Trong tuần thứ 7 này, các cơ quan và bộ phận trên vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Cùng với đó là sự hình thành của những cơ quan mới.
Ở tuần thứ 7, kích thước thai nhi tăng trưởng vượt trội so với tuần thứ 6. Nếu như trước đó, thai chỉ có kích thước khoảng 6mm thì chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi đã đạt từ 1 đến 1.5cm. Trọng lượng của bé tương đương với một quả mâm xôi. Tim thai xuất hiện từ tuần thứ 6 nay đã rõ ràng hơn rất nhiều.
Về hình dáng bên ngoài, tay và chân của bé đã xuất hiện các ngón nhỏ, mặc dù giữa các ngón vẫn còn có màng. Xương đuôi của bé đang trong giai đoạn dần nhỏ lại và sẽ sớm biến mất trong những tuần sau đó.
Trong giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ nhất, hệ thần kinh sơ khởi của bé đã được hình thành với sự phát triển của các tế bào thần kinh. Bé cũng đã có ống thở kéo dài từ cổ đến các nhánh của phổi.
Chẳng bao lâu nữa, thận của bé, vốn đã được hình thành từ tuần 6, sẽ bắt đầu chức năng lọc máu và đào thải nước tiểu. Quá nhiều thay đổi trong sự phát triển thai nhi tuần 7 phải không nào?
Mang thai 7 tuần tuổi cần lưu ý những gì?
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình trong suốt thai kỳ. Hãy tham khảo những lời khuyên từ các chuyên gia dành cho các mẹ bầu đang mang thai ở tuần thứ 7 để có được sức khỏe thai kỳ tốt nhất nhé!
- Có thai 7 tuần nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ đối với người bình thường đã rất quan trọng, đối với mẹ bầu sẽ còn quan trọng hơn nữa. Mẹ bầu có thai 7 tuần nên ăn gì tốt nhất? Đây là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm.
Đối với chế độ ăn uống ở tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:
-
- Chú ý bổ sung chất sắt cho mẹ bầu bằng các thực phẩm như: thịt bò, quả gấc, các loại rau có màu xanh đậm,…
- Acid folic rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai. Hãy bổ sung loại acid này thông qua các thực phẩm như: lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân,… hoặc uống thêm viên axit folic.
- Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở tất cả mẹ bầu, điều này khiến không ít thai phụ cảm thấy khó chịu. Hãy chia nhỏ bữa ăn của mình để giảm thiểu tình trạng ốm nghén này nhé.
- Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng cần có kế hoạch luyện tập, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Vận động giúp lưu thông máu, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi được 7 tuần tuổi?
Để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi tuần 7 tốt nhất, mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau:
-
- Thực hiện khám thai nếu các tuần trước đó chưa đi khám.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để đảm bảo thai không bị nhiễm trùng
- Vào tuần thứ 7, thai đã lớn hơn nhiều, do đó mẹ có thể hạn chế quan hệ tình dục. Khi quan hệ cũng cần tìm những tư thế quan hệ an toàn cho bé.
- Bổ sung thêm canxi cho cả mẹ và bé theo sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng máu trong cơ thể mẹ.
- Có thể siêu âm đầu dò để theo dõi sự phát triển của thai.
Ở giai đoạn này, thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai. Nhịp tim thai 7 tuần tuổi trung bình 90 – 100 nhịp/phút. Khi thai phát triển, nhịp tim trung bình của bé có thể tăng lên gấp 1.5 lần.
Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển phải làm sao?
Ở tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu máy. Nhưng cử động máy của thai nhi còn rất nhẹ, chưa rõ rệt, mẹ bầu có thể sẽ chưa cảm nhận được. Vì thế, mẹ bầu cũng khó nhận biết được những điều bất thường nếu thai ngừng phát triển ở tuần này của thai kỳ.
Việc xác định chính xác thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển nữa chỉ được chẩn đoán bằng siêu âm. Nhưng mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy một số dấu hiệu bất thường sau đây:
- Bầu ngực căng tức, có sữa non tiết ra nhiều.
- Mang thai 7 tuần bụng bị đau lâm râm, kèm ra dịch hoặc máu nâu hay máu đen ở âm đạo.
- Không còn thấy thai máy nữa.
Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển là điều mà không một mẹ bầu nào mong muốn. Mất con chính là nỗi đau lớn nhất của người làm mẹ. Tuy nhiên, đừng để đau thương làm ảnh hưởng quá lớn đến tâm trạng của mẹ bầu. Nó sẽ gây tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thai lần sau.
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh ở lần sau, mẹ bầu nên tái khám để đánh giá tình trạng sức khỏe và tâm lý. Thời điểm tái khám khoảng 15 – 20 ngày sau lần mất thai trước đó. Thời điểm thụ thai lại tốt nhất là sau 3 tháng.
Những điều mẹ bầu cần tránh khi mang thai tuần thứ 7
Mang thai là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu không chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh để lo lắng và căng thẳng kéo dài.
Bên cạnh đó, ở tuần thứ 7 của thai kỳ nói riêng và suốt thai kỳ nói chung, mẹ bầu cần tránh hút thuốc lá, sử dụng các chất gây kích thích, không uống rượu bia và các chất có cồn khác.
Uống nhiều nước ngọt có gas gây ra tình trạng đầy bụng, nôn và buồn nôn nhiều hơn ỏ phụ nữ có thai. Vì thế, trước khi sử dụng các loại đồ uống này, mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ, tốt hơn hết là không nên uống để giảm thiểu nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vận động quá sức hay làm các công việc nặng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất khi có thể.
Trường hợp mẹ bầu phải sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh lý khác, cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc. Một sai lầm nhỏ của mẹ có thể làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Những bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai 7 tuần
Khi mang bầu ở tuần thứ 7, mẹ bầu rất dễ gặp phải những bệnh lý như: rối loạn giấc ngủ, tôi loạn thần kinh, tâm lý thất thường, bất ổn; cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm; rối loạn tiêu hóa…
Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung một lượng chất sắt khá lớn. Thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây thiếu máu lên não, khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống.
Chướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn do sự thiếu hụt các chất điện giải… sự khó chịu từ các cơn ốm nghén có thể gia tăng nhiều so với những tuần trước đó. Để giảm ốm nghén, mẹ bầu nên ăn các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A như: bưởi, cam, dâu tây, cherry…
Hy vọng những thông tin về sự phát triển thai nhi tuần 7 trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về cơ thể mẹ cũng như bé trong thời gian này. Chúc mẹ và bé luôn có sức khỏe tốt nhất trong suốt cả thai kỳ!