Trong chế độ ăn giảm cân, nhiều người chọn khoai lang bởi nó giàu tinh bột, ít béo, chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất. Vậy trong chế độ ăn dành cho phụ nữ mang bầu, khoai lang có thực sự tốt không? Bà bầu ăn khoai lang được không? Câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết sau đây.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g khoai lang bao gồm: 2g protein, 4g chất xơ, 7g đường, 24g carbohydrate (tinh bột), 22.000IU vitamin A, 22 mg vitamin C, 0.3mg vitamin B6, 542 mg Kali, 43 mg Canxi, 31mg Magie, 0.57mg Mangan…
100g khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 85 calo. Lượng calo khoai lang mang lại thấp hơn với khoai tây, tuy nhiên hàm lượng vitamin và khoáng chất trong khoai lang dồi dào hơn hẳn.
Bà bầu ăn khoai lang được không?
Ăn khoai lang đúng cách giúp giảm cân hiệu quả. Nhưng liệu rằng, khoai lang có tác dụng xấu gì với bà bầu và thai nhi trong bụng hay không? Bà bầu ăn khoai lang được hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn khoai lang rất tốt cho thai kỳ. Khoai lang an toàn với mẹ bầu và thai nhi ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Trong khoai lang có chứa nhiều chất dinh dưỡng chất thiết cho sự phát triển của thai nhi như: vitamin B6, choline, sắt, canxi và magie.
Bà bầu có nên ăn khoai lang không?
Bà bầu có nên ăn khoai lang không? Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? Đây là băn khoăn của không ít thai phụ, đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu.
Sẽ thật thiếu sót nếu trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thiếu món khoai lang. Mẹ bầu có thể ăn khoai lang để thay thế một phần cơm, phở trong bữa chính hoặc sử dụng trong thực đơn bữa phụ.
Có rất nhiều lợi ích khi bà bầu ăn khoai lang. Một số công dụng tốt của khoai lang đối với mẹ bầu có thể kể đến như:
- Tăng sức đề kháng
Hàm lượng vitamin C trong khoai lang có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Bà bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang sẽ tốt cho hệ miễn dịch, giúp phòng cảm cúm khi thay đổi thời tiết.
Hàm lượng vitamin D và chất sắt có trong khoai lang cũng góp phần bảo vệ cơ thể mẹ bầu trước sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Giảm ốm nghén
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu dễ bị các cơn ốm nghén hành hạ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Lượng vitamin B6 có trong 200g khoai lang đủ để đáp ứng 1/3 nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu. Vì thế, bà bầu ăn khoai lang là một cách giảm ốm nghén hiệu quả, mẹ bầu nên áp dụng.
Vitamin B6 vừa giúp giảm ốm nghén, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành các tế bào máu trong cơ thể. 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu ăn khoai lang có thể giúp thai nhi tăng cân nhanh. Đây thực sự là loại thực phẩm “vàng” giúp bé phát triển đạt chuẩn cân nặng ngay từ trong bụng mẹ.
- Chống táo bón
Khoai lang giàu chất xơ và các acid amin. Bên cạnh đó, lượng tinh bột trong khoai lang đều là loại tinh bột dễ tiêu hóa. Bà bầu ăn khoai lang mỗi ngày sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng và chống táo bón.
Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang là nguyên nhân khiến mẹ bầu sẽ có cảm giác no nhanh, hạn chế việc dung nạp quá nhiều thực phẩm. Từ đó, giúp mẹ bầu kiểm soát việc tăng cân nặng hiệu quả, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai.
- Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Củ khoai lang có chứa đường, nếu mẹ bầu để ý khi ăn khoai lang sẽ có vị ngọt. Cứ ngỡ ăn khoai lang có thể gây tiểu đường, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược.
Mẹ bầu ăn khoai lang có công dụng ngăn ngừa chứng bệnh tiểu đường. Nó vẫn là lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn của các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi
Ăn khoai lang không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Khoáng chất canxi và mangan có trong khoai lang hỗ trợ tích cực trong việc hình thành và phát triển hệ xương và sụn ở thai nhi.
Hàm lượng choline có trong loại củ này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển trí não của bé yêu ngay từ lúc trong bụng mẹ.
Mẹ bầu ăn khoai lang vào lúc nào là tốt nhất
Khoai lang có thể chế biến thành nhiều món như: khoai lang luộc, khoai lang chiên, khoai lang lắc… Mẹ bầu có thể ăn khoai lang trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ nhất, ăn khoai lang có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ốm nghén cho bà bầu. Còn ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu ăn khoai lang giúp thai nhi tăng cân nhanh.
Bà bầu ăn khoai lang mỗi ngày không nên ăn quá 300g. Ăn quá nhiều khoai lang có thể khiến dư thừa vitamin A và chất xơ. Đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, việc dư thừa lượng lớn vitamin A có thể gây sảy thai hay làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất và vào bữa sáng hoặc bữa phụ giữa buổi sáng và trưa. Ăn khoai lang vào bữa tối có thể khiến mẹ bầu bị đầy bụng, gây cảm giác khó chịu do lượng canxi trong khoai lang chưa được cơ thể hấp thụ hết.
Bà bầu ăn khoai lang rất tốt, nhưng cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều khoai lang sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn các củ khoai lang ngon, không bị hà, chế biến chín trước khi ăn, tránh ăn khoai lang sống. Thêm nữa, mẹ bầu chớ ăn khoai lang cùng với dưa muối sẽ gây đau dạ dày.
Hi vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu đã tìm được đáp án cho câu hỏi “ bà bầu ăn khoai lang được không” cũng như nắm vững cách ăn khoai lang tốt nhất cho mẹ và bé yêu.
Chúc mẹ bầu luôn thông minh trong việc lựa chọn thực phẩm tốt và an toàn để có một thai kỳ khỏe mạnh.