“Vải thiều có tính nóng, mẹ bầu ăn vào có thể sẽ mất con”, quan niệm này liệu có đúng? Bà bầu ăn vải được không? Thực hư việc bà bầu ăn vải gây sảy thai như thế nào? Mời bạn đọc cũng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Bà bầu ăn vải có an toàn không?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, vải là loại trái cây an toàn với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bà bầu ăn vải với lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ đem đến nhiều công dụng hữu ích tốt cho sức khỏe.
Quả vải có chứa nhiều vitamin A, C, E, vitamin nhóm B và các khoáng chất cho lợi cho sức khỏe mẹ bầu như: canxi, sắt, kẽm, đồng, magie, kali. Cùng điểm qua một số công dụng của trái vải với sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
Mẹ bầu ăn vải giúp bổ sung lượng vitamin C dồi dào, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm. Vitamin C tự nhiên có trong trái vải giúp mẹ bầu tăng đề kháng, cơ thể dễ thích nghi hơn với sự thay đổi của thời tiết.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Vải là trái cây giàu chất xơ. Chất xơ trong trái vải giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, bà bầu ăn vải còn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, hạn chế tình trạng táo bón hay bệnh trĩ.
- Ổn định huyết áp, giảm tiểu đường
Trong quả vải có chứa nhiều đường, tuy nhiên nếu ăn một lượng vừa phải thì nó còn có công dụng giảm và phòng chứng tiểu đường thai kỳ. Khoáng chất kali trong vải giúp duy trì natri trong cơ thể, ổn định huyết áp. Ăn vải làm giảm nguy cơ đột quỵ hay mắc chứng tiền sản giật ở bà bầu.
Vitamin C trong trái vải giúp tăng hấp thụ sắt, canxi. Cùng hàm lượng magie, vitamin B9 có trong trái vải hỗ trợ quá trình tạo máu, làm tăng lượng máu cho cơ thể. Mẹ bầu ăn vải sẽ hạn chế bệnh thiếu máu, tránh được các biến chứng nguy hiểm do thiếu máu gây ra.
- Làm đẹp da
Da bị xuống sắc, da dễ bị bong tróc là hiện tượng khá phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể thai phụ bị thiếu hụt lượng lớn vitamin C. Ăn vải tăng cường vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp bà bầu có một làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Bà bầu ăn vải thiều gây sảy thai phải không?
Bà bầu ăn nhiều vải có thể là nguyên nhân gây sảy thai. Theo Đông Y, vải là loại quả có tính đại nhiệt, ăn một lúc quá nhiều loại trái cây này dễ làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, xuất hiện các triệu chứng như: choáng váng, nhức đầu, đau họng, người nổi nhiều mụn, rôm sảy… Bà bầu ăn vải quá nhiều còn gây xuất huyết trong, nguy cơ cao làm sảy thai, thai chết lưu.
Vải có tính ngọt, hàm lượng đường trong quả vải rất lớn. Bà bầu bị tiểu đường thì nên hạn chế hoặc không nên ăn vải. Lượng đường tăng cao có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả vải mỗi ngày thì an toàn
Với các mẹ bầu có sức khỏe bình thường, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 7 – 10 quả vải mỗi ngày. Đây là khẩu lượng phù hợp vừa giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ nhiều dưỡng chất dinh dưỡng quý có trong quả vải, vừa tránh được hiện tượng nóng trong trong cơ thể.
Trường hợp mẹ bầu đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ, có thể ăn 1 – 2 quả vải/ngày. Ăn vải nhiều sẽ khiến lượng đường tăng cao, không tốt đối với sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại. Tốt hơn hết, đối với các mẹ bầu bị tiểu đường nên chọn loại hoa quả khác để thay thế quả vải, chẳng hạn như: cam, bưởi, bơ…
Bà bầu ăn vải sấy được không?
Cách hấp thụ tốt nhất các vitamin và khoáng chất có trong quả vải là ăn vải tươi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên chọn các quả vải tươi ngon, vỏ hồng, còn nguyên cuống. Tránh ăn các quả bị sâu đầu hay bị dập nát vì dễ bị nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu nên ăn cả phần lớp màng trắng bên trong vỏ và cả phần trắng trên đầu hạt vải. Cách ăn này sẽ hạn chế bớt được tính hỏa có trong loại quả này. Có thể bỏ vải vào ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn, nhưng không nên để quá lâu vì sẽ làm hao hụt giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này.
Bên cạnh cách ăn vải tươi, mẹ bầu có thể ăn vải sấy khô. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý nên chọn vải sấy ở những địa chỉ uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi ăn vải khô, cần tránh ăn các quả bị nấm mốc vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến đường ruột.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể chọn cách uống nước ép vải nếu muốn. Uống nước ép vải khi mang thai cũng an toàn đối với sức khỏe của các mẹ bầu không có tiền sử bệnh tiểu đường. Nhưng khuyến cáo dành cho mẹ bầu là nên uống nước ép vải tươi, tránh sử dụng loại nước ép đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản.
Với những kiến thức chia sẻ trên, tin rằng mẹ bầu đã biết được “bà bầu có nên ăn vải không? Bà bầu ăn vải bao nhiêu là đủ và đúng cách”.
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh cùng thực đơn dinh dưỡng khoa học, đủ dưỡng chất và an toàn.