Măng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Các món ăn chế biến từ măng có giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng trong măng vẫn còn chứa một số độc tố không có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn măng được không? Cần lưu ý những điều gì khi ăn măng trong quá trình mang thai? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bà bầu ăn măng được không?
Bà bầu ăn măng được không? Ăn măng có tốt cho bà bầu không?… Có người bảo có, có người bảo không. Vậy thực hư thế nào?
- Ăn măng có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Măng tươi là loại rau chứa nhiều nước, vitamin và các khoáng chất cần thiết tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Nước chiếm 91% trong măng tươi. Mẹ bầu ăn măng giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn.
Chất xơ trong măng chiếm tới 2.56%. Hàm lượng chất xơ có trong măng cao hơn nhiều so với các loại rau khác. Ăn măng giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ ung thư, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm táo bón.
Chất chống oxy hóa Phytosterol có trong măng giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng, tốt với phụ nữ có thai. Với lượng ít đường và các chất béo giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả trong suốt quá trình mang thai. Do đó, ăn măng còn giúp giảm tiểu đường thai kỳ.
Ngoài protein, các vitamin A, E, B6, trong măng còn chứa các dưỡng chất như thiamin, niacin, canxi, sắt, phốt pho. Đặc biệt, với hàm lượng 530 mg Kali/100g măng, có tác dụng làm giảm các chứng tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ ở bà bầu.
- Những tác hại khi bà bầu ăn măng
Bà bầu ăn măng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc trong thai kỳ. Chất glucozit trong măng là nguyên nhân sản sinh ra acid cyanhydric dễ khiến bà bầu bị ngộ độc khi ăn măng.
Lượng chất xơ trong măng có thể khiến bà bầu bị đầy bụng, ợ hơi, gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều măng.
Trong măng có một số độc tố làm giảm quá trình tạo máu. Bà bầu ăn măng sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
?Câu hỏi: Bà bầu ăn măng được không?
Đáp án là: CÓ bạn nhé!
Tuy nhiên, măng không phải là thực phẩm an toàn 100% đối với mẹ bầu và thai nhi. Dù bà bầu có thể ăn măng nhưng nên ăn hạn chế, đặc biệt là với món măng tươi.
Bà bầu có được ăn măng khô không?
Măng khô là thực phẩm khá lành tính với phụ nữ mang thai. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được măng khô, nhưng không nên ăn quá nhiều và tốt nhất không nên ăn ở các tháng đầu của thai kỳ.
Măng khô giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp. Mỗi 100g măng khô có 4,1g protid với hơn 16 loại acid amin. Ăn măng khô còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Ca, P, vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B3), caroten, glucid, magie, kali… tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn măng ngâm được không?
Măng chua hay măng ớt không hề tốt cho mẹ bầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn măng ngâm ớt để đảm bảo sức khỏe.
Bà bầu ăn măng ngâm ở 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây đau bụng, ngộ độc, làm chậm sự phát triển của thai nhi. Tệ hơn là có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc gây sảy thai.
Bà bầu ăn măng đắng được không?
Bà bầu ăn được măng đắng nhưng phải chế biến kỹ và hạn chế ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu thèm ăn măng đắng, mẹ bầu có thể ăn một lượng nhỏ khoảng 100g/ bữa, tối đa không quá 2 lần/tháng.
Măng đắng có thể làm các món măng luộc, măng xào, măng nhồi… Mẹ bầu nên ngâm măng với nước vôi trong và luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến.
Bà bầu ăn măng tây được không?
Khác với măng tre, măng nứa, măng trúc, măng tây là loại rau vô cùng tốt với bà bầu. Bà bầu ăn măng tây chỉ có lợi, không có hại. Loại rau này rất giàu vitamin A, C, E, B6; khoáng chất canxi, magie, kali, phốt pho; acid folic, inulin… Phụ nữ mang thai có thể ăn măng tây trong suốt quá trình thai kỳ và sau mang thai.
Một lưu ý nhỏ cho các mẹ bầu ăn măng tây là nên chọn các cây măng mới hái, còn tươi, để giữ được các giá trị dinh dưỡng có trong măng tây.
Mẹ bầu ăn măng cần lưu ý điều gì?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng, bà bầu ăn măng cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
- Bà bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Khi chế biến măng, nên ngâm nước muối, rửa sạch và luộc kỹ nhiều lần để giảm độc tố cyanide có trong măng. Trong quá trình luộc măng nên mở nắp vung và thay nước luộc măng cho lần luộc tiếp sau.
- Bà bầu chỉ nên ăn 1 – 2 bữa măng trong 1 tháng, mỗi lần chỉ khoảng 200g măng là đủ.
- Với các bà bầu có tiền sử mắc bệnh thiếu máu, tốt nhất không nên ăn măng khi mang thai, sẽ không có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Măng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên bà bầu nên nhớ trong măng có độc tố, muốn ăn có thể ăn nhưng đừng ăn nhiều và phải chế biến thật kỹ tránh để bị ngộ độc.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin giúp giải đáp thắc mắc bà bầu ăn măng được không?
Hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục sức khỏe của chúng tôi, để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng khi mang thai.