Làm mẹ là điều thiêng liêng và tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ. Nên ăn gì để tốt cho mẹ và thai nhi là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng chia sẻ những kiến thức sức khỏe về chủ đề “bà bầu có nên ăn mít không? Bà bầu ăn mít có tốt không”?
Bà bầu ăn mít có tốt không?
Khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định, ăn một lượng mít vừa đủ sẽ có công dụng tốt đối với mẹ bầu và bé yêu trong bụng.
Lý do bởi trong 100g mít sẽ cung cấp khoảng 95 calo. Lượng calo này sẽ không làm ảnh hưởng đến cân nặng của bà bầu khi mang thai.
Đặc biệt, trong múi mít chín có nhiều vitamin A, E, C, vitamin B1, B2, B6, Sắt, Magie, Canxi, đường, chất xơ, Caroten… Đây là những dưỡng chất dinh dưỡng hỗ trợ mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Lợi ích tuyệt vời của mít đối với phụ nữ mang thai
Mít là loại trái cây nhiệt đới, kinh nghiệm dân gian khuyên bà bầu không nên ăn mít để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng khoa học lại chứng minh hoàn toàn ngược lại.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít là trái cây chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho bà bầu. Trong mít chín có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C và hàm lượng cao vitamin nhóm B, đặc biệt tối với bà bầu và thai nhi.
Những công dụng của trái mít với phụ nữ mang thai có thể kể đến như:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trong mít chín có nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng chất xơ và Kali có trong loại trái cây này sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu được chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ có thai. Đồng thời, giúp ổn định huyết áp và tim mạch cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
- Giảm thiếu máu
Phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu canxi. Ăn mít giúp bổ sung lượng magie cần thiết cho cơ thể. Khoáng chất này có công dụng giúp mẹ bầu hấp thụ tốt canxi. Ngoài ra, trong mít còn chứa nhiều chất sắt, vì thế mẹ bầu ăn mít còn giúp giảm thiếu máu, hạn chế tối đa tình trạng hoa mắt chóng mặt khi mang thai.
- Giảm stress
Trong mít có chứa nhiều đường fructose và glucose. Lượng đường này giúp bà bầu kiểm soát và điều tiết tốt các hormone, giúp cân bằng nội tiết, giảm stress hiệu quả.
- Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Nhiều mẹ bầu dễ gặp tình trạng rối loạn tuyến giáp khi mang thai do hormone hCG tăng cao. Ăn mít giúp duy trì sự hoạt động bình thường của tuyến giáp, làm giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trước các biến chứng do rối loạn tuyến giáp gây ra trong quá trình mang thai.
Bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?
Hàm lượng calo trong mít chỉ tương đương với các loại trái cây khác như dưa hấu, na, ổi, bắp ngô… Mít được chứng minh là tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn mít cũng có công dụng tốt và không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn mít. Vậy bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?
Mít là loại trái cây chứa lượng đường khá lớn, khi ăn xong sẽ có cảm giác hơi nóng. Nếu ăn nhiều sẽ không hề tốt. Lời khuyên cho các mẹ bầu là chỉ nên ăn 80 – 100gr mít mỗi ngày.
Ăn quá nhiều mít sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu vì ngoài đường, mít còn chứa rất nhiều chất xơ.
Thời điểm ăn mít tốt nhất là vào buổi sáng, buổi trưa hoặc các bữa phụ trong ngày. Không nên ăn mít khi bụng đói, nên ăn mít sau khi ăn cơm 2 – 3 tiếng. Không nên ăn mít vào buổi chiều tối dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc khiến các mẹ bầu khó lòng kiểm soát được cân nặng khi mang thai.
Ngoài mít chín, bà bầu có thể ăn mít xanh hay mít non đều được nếu không bị dị ứng. Việc ăn mít khi bầu 3 tháng đầu cũng không gây tác hại với thai nhi nếu ăn mít với lượng vừa đủ và đúng cách.
Tác dụng phụ ăn mít khi mang thai
Mít là loại trái cây tốt với sức khỏe mẹ bầu. Hiện nay chưa có thông tin nào nói về tác dụng phụ do ăn mít khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn mít không đúng cách có thể gặp phải một số vấn đề sau.
- Tăng lượng đường trong máu
Mẹ bầu ăn quá nhiều mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây đái tháo đường thai kỳ.
Với các bà bầu đang thừa cân, béo phì, các bà bầu đang đối diện với nguy cơ hay đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ, nếu ăn mít sẽ làm tăng lượng đường, khiến cho tình trạng tiểu đường hoặc thừa cân khi mang thai trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, nếu mẹ bầu nằm trong nhóm đối tượng này, tốt nhất không nên ăn mít khi mang thai.
- Rối loạn tiêu hóa
Ăn mít lúc đói có thể gây nóng, làm mẹ bầu cảm giác bị cồn ruột. Mít chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều còn có thể gây rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, với các mẹ bầu bị rối loạn đông máu hay có tiền sử dị ứng với trái mít, nếu ăn mít sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.
Trái mít thực sự tốt cho bà bầu và cả thai nhi, nếu biết cách bổ sung loại trái cây này đúng cách. Với những chia sẻ trên, tin rằng bạn đã có đáp án cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn mít và bà bầu ăn mít có tốt không” phải không nào?
Hãy bổ sung loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn nhé!