Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh dại là qua vết cắn, vết cào hay vết liếm vào chỗ da hay niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, người ăn tiết canh chó dại cũng có khả năng mắc bệnh này nếu có vết thương trong miệng.
Nguyên tắc là virus bệnh dại có nhiều trong nước bọt của chó dại nên bị cắn, đặc biệt là cắn chảy máu hoặc bị liếm vào chỗ da niêm mạc bị tổn thương sẽ bị bệnh dại.
Khi ăn phải thịt chó mắc bệnh dại thì rất đáng sợ vì rất có thể trong quá trình làm thịt, chế biến xơ xuất bị dính phải vi rút dại qua các vết trầy xước trên da mà bình thường người ta không để ý thấy. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nếu biết là chó mắc bệnh dại thì tốt nhất là không ăn. Còn nếu không chắc chắn thì phải để phòng ngay từ khi bắt đầu làm thịt: đeo găng tay khi giết mổ, làm lông, thui chó; mổ sạch rồi cho ngay vào nồi nước sôi luộc 30 phút, để nhiệt độ luôn sôi 100ºC mới đem chế biến thành các món khác. Sau đó phải rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm bệnh.
Một số kẻ trộm đã dùng bả để diệt chó, những loại bả chó này thường có thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hoặc phốt pho hữu cơ, nhóm lân hữu cơ (loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng), thậm chí còn có cả thuốc diệt chuột phốt phua kẽm (chứa chất cực độc thallium). Những người ăn phải loại chó này rất dễ bị nhiễm các độc tố còn “sót lại” trong thịt chó, gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp bị nặng còn có thể hôn mê, liệt hô hấp và tử vong. Ngoài ra trong quá trình chế biến các món ăn từ thịt chó còn có thể vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm làm nặng hơn lên các triệu chứng bị ngộ độc.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia