Tuần thứ 40 là tuần cuối cùng trong thai kỳ. Sự phát triển thai nhi tuần 40 là như thế nào không? Những lưu ý dành cho mẹ trong tuần này là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau.
Thai nhi 40 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Kích thước chuẩn của thai nhi ở tuần cuối cùng này là 51.2cm chiều dài và cân nặng đạt 3.6kg. Mặc dù đây là thời điểm thích hợp nhất để bé ra đời, nhưng có rất nhiều trường hợp, mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thai kỳ này.
Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, các bác sĩ có thể phải sử dụng đến các biện pháp “kích sinh”. 2 tuần tính kể từ ngày dự sinh là khoảng thời gian tối đa mà bé có thể “nán lại” thêm trong bụng mẹ.
Ở tuần thai thứ 40, bé con của bạn đã hoàn toàn sẵn sàng chào đời và sống cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tất cả các cơ quan và bộ phận của thai đã được hoàn thiện như một trẻ sơ sinh bình thường. Bé ra đời trong tuần này sẽ là tốt nhất. Nếu đợi đến tuần sau hoặc tuần sau nữa mẹ và bé có thể đối diện với một số nguy cơ gặp biến chứng khi sinh.
Thai quá tuần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung, gia tăng tổn thương khi sinh thường và khả năng cao là bạn sẽ phải sinh mổ. Ngoài ra, các em bé sinh già tháng thường có móng tay dài, dễ tự gây xước cho bản thân và có xu hướng háu ăn sau khi ra đời.
Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết
Trước khi bé chào đời, cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi để báo hiệu trước cho mẹ chuẩn bị. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết và thường thấy nhất khi chuyển dạ sinh con, đặc biệt là khi chúng xuất hiện trong tuần thứ 40 của thai kỳ.
- Vỡ nước ối
Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh là khoảng vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, nếu mẹ bầu nhận thấy nước ối đang rò rỉ hoặc chảy mạnh ra khỏi âm đạo thì hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện.
- Đau co thắt dữ dội
Mẹ bầu mang thai 40 tuần đau bụng dưới, các cơn co thắt ngày càng trở nên dữ dội hơn khoảng 5 – 7 lần/phút.
Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu thời điểm sinh nở đã đến.
- Ra máu ở âm đạo
Dịch nhầy âm đạo tiết nhiều hơn, đặc hơn cũng là dấu hiệu báo hiệu mẹ bầu sắp sinh. Dấu hiệu càng trở nên rõ rệt khi dịch âm đạo có kèm thêm một chút máu do nút nhầy tử cung đã bị bong ra.
- Một số biểu hiện khác
Trước khi sinh, nhiều mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung bắt đầu giãn ra để em bé có thể dễ dàng chui ra ngoài.
Vào thời điểm trước sinh, cổ tử cung mở rộng hơn với tốc độ mở khác nhau tùy từng người. Khi cổ tử cung mở được 2 phần là một trong những dấu hiệu nhận biết bà bầu chuẩn bị trở dạ.
Bất kể khi nào mẹ nhận thấy các dấu hiệu trên hoặc cảm thấy em bé sắp ra đời, mẹ cần được đưa ngay đến bệnh viện để chuẩn bị sinh.
Mẹ nên ăn gì để sinh thường dễ dàng hơn
Nếu không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, tốt nhất là mẹ nên sinh thường (sinh tự nhiên). Sinh thường sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tử vong cho mẹ, an toàn hơn cho bé, sữa của mẹ cũng mau về hơn sau khi sinh.
Tuy nhiên, sinh thường sẽ là một trải nghiệm khá đau đớn đối với mẹ. Để giảm thiểu cơn đau khi sinh, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp sinh con dễ dàng hơn. Chẳng hạn như:
- Dứa
Trong dứa có chứa nhiều chất bromelain giúp tử cung mềm hơn, bé ra đời được dễ dàng hơn và giảm thiểu cơn đau cho mẹ.
- Rau húng quế
Rau húng quế và tía tô có chứa các chất kích thích quá trình chuyển dạ nhanh và mở cổ tử cung.
- Nước hoa hướng dương
Nước hoa hướng dương cũng có tác dụng hỗ trợ chuyển dạ rất tốt. Cách sắc nước cũng rất đơn giản. Mẹ hãy sắc với tỷ lệ 200gr hoa hướng dương khô với 1.5 lít nước và cố gắng uống khi nước còn ấm.
- Cam thảo
Cam thảo có tác dụng tăng cường co bóp cổ tử cung khi mẹ sinh. Nhờ đó, quá trình vượt cạn của mẹ cũng nhanh chóng và bớt đau đớn hơn.
Tùy thể trạng và tiền sử bệnh lý của từng mẹ bầu để chọn loại thực phẩm giúp dễ sinh phù hợp. Đừng vì nóng vội muốn gặp con mà mẹ bầu dùng thực phẩm vô tội vạ. Tốt hơn hết hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm để có sự điều chỉnh và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất trong thai kỳ.
Lưu ý dành cho mẹ bầu chuẩn bị sinh nở
Khi mang thai 40 tuần, mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết khi sinh. Lúc này, mẹ cần luyện tập cách thở khi chuyển dạ. Thở đúng cách khi sinh giúp mẹ bình tĩnh hơn và tập trung hơn để bé ra đời dễ dàng hơn.
Trước khi sinh mẹ cũng nên ăn nhẹ để đảm bảo có đủ năng lượng cho kỳ vượt cạn đầy khó khăn này. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế các đồ ăn quá cứng và khó tiêu hóa nhé.
Hãy tìm hiểu trước cách chăm sóc trẻ sơ sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc chăm sóc bé sau sinh. Đây là những kiến thức rất cần thiết cho mẹ vào thời điểm này đấy.
Sau bao nhiêu ngày mong đợi, cuối cùng mẹ cũng đã sắp được gặp con rồi.
Hy vọng với những thông tin về sự phát triển thai nhi tuần 40 trong bài viết trên, mẹ đã có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho sự ra đời của con nhé. Chúc mẹ vượt cạn thành công!