X

Bà bầu ăn mận được không?

Ăn loại quả nào, tránh loại quả nào là chủ đề nóng luôn thu hút sự quan tâm của các mẹ bầu. Trong số các loại hoa quả nhiệt đới, mận là trái cây rất được yêu thích. Thế nhưng, bà bầu ăn mận được không, ăn mận như thế nào để không gây hại thai nhi thì không phải ai cũng rõ. 

Mẹ bầu hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết cách ăn mận đúng cách, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng nhé!

Bà bầu ăn mận hậu có được không?

Mận là loại trái cây có tính nóng, bà bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Bà bầu ăn mận hậu có được không? Bà bầu có ăn được mận Bắc không? Đáp án là “có”, nhưng nên hạn chế ăn.

Trong trái mận hậu có chứa nhiều vitamin A và vitamin C, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Bà bầu ăn mận sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn beta-caroten, kali, sắt…  giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa thiếu máu, giải độc cơ thể hiệu quả. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn mận Bắc có tốt không”?

Bầu ăn mận cơm được không?

Mận cơm có vị chua, bà bầu thai nghén rất nghiền loại quả này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong trái mận cơm có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như: đồng, kali, canxi, mangan… trong trái mận cơm cũng vô cùng dồi dào. Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà mận cơm mang lại, sẽ thật tiếc nuối nếu bà bầu bỏ qua loại trái cây này.

Bà bầu có nên ăn mận cơm, nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 5 – 10 quả là hợp lý. Mẹ bầu ăn mận cơm nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Lợi ích khi bà bầu ăn mận

Một trái mận sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 30 calo. Ăn mận mang đến nhiều công dụng hữu ích tốt cho bà bầu và cả thai nhi trong bụng. Một số lợi ích khi bà bầu ăn mận có thể điểm tên như:

  • Bổ máu, giảm thiếu máu

Hàm lượng chất sắt có trong trái mận giúp bà bầu bổ sung lượng sắt tự nhiên cho cơ thể, giảm và ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở bà bầu.

Vitamin C có trong trái mận cũng giúp quá trình hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể được tốt hơn. Bà bầu ăn mận không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp bổ máu, giảm thiếu máu hiệu quả.

  • Kích thích tiêu hóa

Mận có vị chua, giàu vitamin A, C, K, giúp kích thích vị giác và hệ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn mận sẽ giúp tăng nhu động ruột, tiêu hóa dễ hơn. Ăn một lượng mận hợp lý mỗi ngày giúp giải nhiệt, giảm nóng trong, phòng chống táo bón cho bà bầu.

  • Giảm ốm nghén

Chỉ với một vài trái mận nhỏ trước bữa ăn, bà bầu sẽ tạm biệt những cơn buồn nôn do ốm nghén. Trong các loại trái cây, mận là loại quả có thể làm món khai vị tốt cho bữa chính của bà bầu, giúp giảm ốm nghén vô cùng hữu dụng.

  • Làm đẹp da

Ăn mận giúp đẹp da, sáng mắt. Nhờ lượng vitamin A dồi dào có trong trái mận. bà bầu có thể duy trì được thị lực tốt trong suốt quá trình mang thai và sau sinh.

Các vitamin và acid amin có trong trái mận cũng giúp bà bầu hạn chế được tình trạng tích nước, giảm phù nề. Acid citric có công dụng cân bằng lượng nước trong cơ thể, tránh mất nước, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm nguy cơ mắc các triệu chứng chuột rút cơ ở bà bầu.

Tác hại khi bà bầu ăn mận quá nhiều

Không một loại trái cây nào tốt cho thai phụ nếu ăn quá nhiều kể cả mận. Ăn nhiều mận có thể gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đối diện không ít các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Gây ợ nóng, phát ban

Bà bầu ăn nhiều mận một lúc sẽ sinh nhiệt, dây ợ nóng, phát ban, nổi mụn. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến mẹ bầu đau bụng, khó tiêu.

  • Gây hại cho dạ dày

Mận có tính nóng, nhiều acid, bà bầu ăn mận khi đói làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Tính axit trong trái mận cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, mẹ bầu ăn nhiều mận dễ bị ê buốt răng, đau răng.

  • Gây sảy thai

Ăn quá nhiều mận có thể gây xuất huyết nặng, xấu nhất có thể gây sảy thai, thai chết lưu.

Mẹ bầu ăn mận cần lưu ý gì?

Để hấp thụ tốt các dưỡng chất có trong trái mận, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu nên ăn mận đúng cách và ăn với lượng vừa đủ.

  • Chỉ nên ăn 5 – 7 trái mận/ngày. Hạn chế ăn mận liên tục và ăn quá nhiều trong ngày sẽ gây đầy hơi, táo bón.
  • Nên chọn các trái mận chín, không bị sâu dập, nên rửa sạch và ngâm qua nước muối trước khi ăn.

  • Bà bầu ăn mận không nên bỏ phần vỏ mận. Bởi trong vỏ trái mận tập trung nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.
  • Không nên ăn mận lúc đói, thời điểm tốt nhất để ăn mận là sau bữa chính từ 30 phút – 1 tiếng.
  • Việc ăn mận chấm muối ớt quá mặn hoặc quá cay không được khuyến khích bởi nó không thực sự tốt với phụ nữ mang thai.
  • Để giữ mận được tươi lâu và giảm bớt tính nóng trong trái mận, mẹ bầu có thể bảo quản mận ở ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn. Tuy nhiên, cũng không nên bảo quản quá lâu dù ở nhiệt độ thường hay bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm giảm hưởng vị cũng như các dưỡng chất có trong loại quả này.

Những thông tin chia sẻ trên, hi vọng bạn đọc đã biết được bà bầu ăn được mận không, cũng như nắm rõ những công dụng tốt của trái mận đối với bà bầu.

Ăn mận đúng cách sẽ không hề có hại, nó giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.

Vậy còn chần chờ gì nữa mà không chọn ngay những trái mận thơm ngon để bổ sung vào thực đơn cho mẹ bầu?