X

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là loại trái cây siêu lợi ích mang giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không ít quan niệm cho rằng “ăn chôm chôm gây bốc hỏa dễ bị sảy thai”. Quan niệm trên liệu có đúng hay không? Bà bầu ăn chôm chôm được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các băn khoăn trên.

Giá trị dinh dưỡng của trái chôm chôm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo 100g thịt chôm chôm lên tới 83 calo. Chôm chôm là quả giàu vitamin và khoáng chất, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như: sắt, kẽm, canxi, magie, kali, vitamin C, B1, B6… Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt trái chôm chôm bao gồm:

  • Dưỡng chất: tinh bột (20.87g), chất xơ (0.9g), chất béo (0,21g), chất đạm (0,65g), đường.
  • Khoáng chất: canxi (22mg), magie (7mg), photpho (9mg), kali (42mg), natri (12mg), sắt (0.35mg), mangan (0.35mg), kẽm (0.08mg), đồng.
  • Vitamin: Vitamin C (4,9mg), vitamin B1 (0,013mg), vitamin B2 (0,022mg), vitamin B3 (1.35mg), vitamin B6 (0,02mg), vitamin B9 – acid folic (8mcg), vitamin E, A, K…

Lợi ích khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Nằm trong TOP những loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai, chôm chôm được nhiều mẹ bầu lựa chọn làm hoa quả dùng trong thực đơn bữa phụ. Bà bầu ăn chôm chôm được không? Đáp án là “có”, thậm chí là rất tốt nếu ăn chôm chôm điều độ với một lượng vừa đủ thì loại trái cây này còn đem đến nhiều công dụng tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi như:

  • Giảm ốm nghén

Hàm lượng đường và vitamin C dồi dào có trong trái chôm chôm giúp xoa dịu các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thường gặp ở bà bầu.

 

Mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ giúp giảm ốm nghén, bớt căng thẳng và mệt mỏi.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

100g thịt chôm chôm có tới 0.35mg sắt. Ăn chôm chôm là cách bổ sung hàm lượng khoáng chất sắt tự nhiên giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin, ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong chôm chôm có công dụng củng cố hệ miễn dịch. Khoáng chất đồng có trong loại quả này giúp cơ thể mẹ bầu sản sinh thêm nhiều tế bào bạch cầu, góp phần làm tăng tăng sức đề kháng.

  • Làm đẹp cho bà bầu

Trong trái chôm chôm rất giàu vitamin A, E, C. Đây là những chất chống oxy hóa giúp làm đẹp da, đẹp tóc. Bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp da và tóc luôn chắc khỏe, hạn chế được tình trạng nám da, sạm da hay chân tóc bị gàu, gãy rụng nhiều khi mang thai.

  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt

Chôm chôm là một trong những loại trái cây giàu photpho. Khoáng chất này có công dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa đủ sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm việc trơn tru, không lo bị táo bón thai kỳ.

  • Giảm nguy cơ tiền sản giật

Ăn chôm chôm vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể giúp mẹ bầu giảm phù nề chân tay. Mặt khác, trong trái chôm chôm còn có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ tốt cho việc duy trì sự ổn định của huyết áp và cholesterol, giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật.

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm không?

Mẹ bầu có thể ăn chôm chôm ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào thể trạng và tiền sử bệnh của từng thai phụ mà cân nhắc số lượng chôm chôm hợp lý.

Chôm chôm là loại trái cây có vị ngọt chua. Trong trái chôm chôm có chứa khá nhiều đường nhưng cũng rất nhiều chất sắt, vitamin C… Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm sẽ giúp giảm ốm nghén, hạn chế tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Nhưng nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn loại quả này.

Bà bầu sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Ăn chôm chôm không chỉ có lợi cho mẹ bầu ở giai đoạn mang thai, sau khi sinh loại trái cây này còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho mẹ bầu.

  • Tăng sức đề kháng.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Làm giảm thiểu các vết rạn da sau sinh…

Mách bà bầu cách ăn chôm chôm đúng cách

Mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. 

Ăn nhiều chôm chôm làm tăng đường huyết, đây là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Lượng đường trong máu tăng cao và kéo dài sẽ gây nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn chôm chôm quá chín còn làm tăng chỉ số cholesterol cho cơ thể. Do phần lớn lượng đường trong trái chôm chôm quá chín bị chuyển hóa thành cồn, có thể gây hại cho thai nhi.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau khi chọn chôm chôm làm trái cây bổ sung trong thai kỳ.

  • Chọn những trái chôm chôm chín đỏ, còn tươi, không bị dập nát, không ăn các trái chôm chôm quá chín.
  • Mẹ bầu không nên ăn cùng lúc quá nhiều chôm chôm. Với những mẹ bầu có thể trạng bình thường, không mắc tiền sử bệnh đái tháo đường có thể ăn 5 – 7 trái chôm chôm/ngày.
  • Nên dùng chôm chôm trong thực đơn bữa phụ buổi sáng – trưa hoặc trưa – chiều.
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn chôm chôm. Nếu thèm loại trái cây này có thể cân nhắc dùng 5 – 7 trái chôm chôm/tuần.

Hi vọng nội dung bài viết đã giải đáp được băn khoăn cho các mẹ về vấn đề “bà bầu ăn chôm chôm được không”?

Chôm chôm là loại trái cây dễ ăn, giúp kích thích vị giác rất tốt.

Trong chôm chôm cũng chứa vô vàn các vitamin và dưỡng chất tốt cho mẹ bầu cùng bé yêu.

Đừng bỏ qua loại trái cây này để có một thực đơn dinh dưỡng cân bằng và phong phú, giúp cho thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu nhé!