X

Sự phát triển thai nhi tuần 8

Những hiểu biết về sự phát triển thai nhi tuần 8 sẽ giúp mẹ bầu trang bị thêm kiến thức và chuẩn bị tốt tâm lý trong việc chăm sóc sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Thai nhi tuần 8 tuổi phát triển như thế nào?

Trong tuần thứ 8, mẹ sẽ cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu một cách rõ ràng hơn thông qua những cử động của bé và các kết quả thăm khám từ bác sĩ. 

  • Kích thước thai nhi 8 tuần tuổi

Kích thước chuẩn của thai nhi khi ở tuần thứ 8 của thai kỳ là 15mm và đường kính túi thai là khoảng 30mm. Dù mẹ có thể chưa nhận biết được nhiều, nhưng ở tuần tuổi này thai nhi đã bắt đầu chuyển động người và chân tay. Thai 8 tuổi tuổi đã máy nhiều và mạnh hơn ở tuần trước đó rất nhiều.

Ở tuần thứ 7, đuôi thai của bé đã bắt đầu nhỏ dần. Sang đến tuần thứ 8, bộ phận này đã biến mất hoàn toàn. Đồng thời, các bộ phận chân, tay, mắt, mũi, miệng của bé phát triển rất nhanh chóng. Quá trình phân chia tế bào vẫn diễn ra rất mãnh liệt, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé nhỏ của thai nhi cũng được hoàn thiện không ngừng.

  • Nhịp tim của thai nhi 8 tuần

Ở tuần tuổi thứ 8, tim thai gần như đã phát triển khá ổn định với 4 vách ngăn rõ ràng. Nhịp tim của bé dao động từ 100 đến 160 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. 

Với nhiều trường hợp bé khỏe mạnh, tim thai đã xuất hiện từ tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ đi siêu âm tuần thứ 8 mà vẫn chưa thấy tim thai. Tình trạng này có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

    • Thai nhi phát triển chậm: Trong trường hợp này, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
    • Thai nhi đã bị chết lưu trong bụng mẹ: trước đó, mẹ bầu có thể đã xuất hiện một số dấu hiệu sảy thai như xuất huyết, đau bụng dữ dội,… Mẹ bầu phải thật lưu ý.

Mẹ bầu mang thai 8 tuần bụng to chưa? Cơ thể thay đổi như thế nào?

Đi cùng với sự phát triển thai nhi tuần 8, cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi mạnh mẽ trong thời kỳ này. Ở tuần thứ 8, bụng mẹ bầu đã bắt đầu nhô lên một chút. Tình trạng lộ bụng này sẽ rõ ràng hơn ở những mẹ bầu có cân nặng trên mức bình thường.

Bên cạnh sự thay đổi về kích thước vòng bụng, cơ thể mẹ bầu có thể sẽ gặp phải một số các thay đổi sau:

  • Ốm nghén

Ốm nghén bắt đầu xuất hiện từ những tuần đầu tiên của thai kỳ cho đến tuần 12-14 thì chấm dứt. Ở tuần thứ 8, tình trạng ốm nghén có thể nặng hơn ở một số mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn và chán ăn. 

  • Táo bón thai kỳ

Hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ hoạt động chậm lại do sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Vì vậy, bà bầu có thể cảm thấy đầy hơi và có thể bị táo bón thai kỳ. 

  • Tăng tiết dịch âm đạo

Cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ tiết estrogen nhiều hơn bình thường. Hormon này khiến dịch âm đạo cũng được tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng về tình trạng này. Dịch âm đạo sẽ giúp diệt khuẩn tại vùng bộ phận sinh dục, đảm bảo cho sự ra đời an toàn của bé.

  • Đau đầu, chóng mặt

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai. Khi thiếu chất sắt hay một số khoáng chất khác như: canxi, photpho, kali, cơ thể mẹ có thể bị mệt mỏi, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt.

Có nên siêu âm thai nhi tuần thứ 8 hay không?

Bất kể người mẹ nào cũng rất nôn nóng được nhìn thấy bé yêu của mình. Tuy nhiên, tại một số thời điểm của thai kỳ, việc siêu âm có thể có những tác động tiêu cực đến bé. Vậy siêu âm có ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi tuần 8 không?

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Dù mang tần số cao nhưng những sóng âm này không làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Tuy nhiên, vào tuần thứ 8, cơ thể bé vẫn còn rất non nớt và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Nếu đã siêu âm và khám thai ở một vài tuần trước đó, thì không nên tiếp tục siêu âm ở tuần thai kỳ này.

Việc siêu âm thai nhi chỉ nên thực hiện định kỳ hoặc khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như: đau bụng, xuất huyết ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn đang mang thai trong những tuần đầu tiên, từ 1 đến 8 tuần, thực hiện siêu âm cần hạn chế hơn nữa. Thời gian thích hợp để thực hiện siêu âm thai là từ tuần 11 đến 13.

Mách mẹ bầu cách chăm sóc thai nhi 8 tuần tuổi

Để giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu hãy áp dụng những kiến thức chia sẻ về cách chăm sóc thai nhi 8 tuần tuổi sau đây.

  • Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 8 tuần

“Có thai 8 tuần nên ăn gì tốt cho bé”, đây thực sự luôn là nỗi băn khoăn và trăn trở của các bà bầu, nhất là những người mang thai lần đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở tuần thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé ở giai đoạn này là: canxi, sắt, magie, kẽm. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên bằng các thực phẩm như: sữa, thịt bò, thịt gà, thịt chim bồ câu, rau cải xanh, súp lơ, quả việt quất, hồng xiêm… Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng các viên uống, thực phẩm chức năng bổ sung theo hướng dẫn và kê đơn từ bác sĩ.

  • Có thai 8 tuần có được quan hệ không?

Câu trả lời là “nên hạn chế”. Nếu quan hệ tình dục trong giai đoạn này, tốt hơn hết hãy chọn các tư thế an toàn và chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh sự hưng phấn thái quá. Đồng thời, không nên quan hệ thường xuyên với tần suất quá dày, vì nó không có lợi cho thai nhi.

  • Mẹ bầu mang thai 8 tuần cần lưu ý

Ngoài chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, mẹ bầu cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức. Vì an toàn và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi trong bụng, mẹ bầu cũng cần tránh ăn các thực phẩm cay nóng, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga hoặc có cồn.

Theo dõi và nắm bắt sự phát triển của bé trong từng giai đoạn của thai kỳ và điều hết sức cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ về sự phát triển thai nhi tuần 8 đã giúp mẹ bầu trang bị thêm thật nhiều kiến thức hữu ích.